Danh sách câu hỏi

Có 11,844 câu hỏi trên 237 trang
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:1.Bồ hòn có chứa saponin, một chất tẩy rửa tự nhiên có khả năng giúp bạn làm sạch quần áo, vệ sinh nhà cửa và cả cơ thể khi tắm. Bạn có thể mua bồ hòn với mức giá không quá đắt nhưng có thể sử dụng cho hầu hết các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Những bí quyết này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí dùng để mua sữa tắm và cách chất tẩy rửa khác trên thị trường.2. Quả bồ hòn là gì?Bồ hòn là quả của cây bồ hòn, còn gọi là bòn hòn, co hón, mác hón,… tên khoa học là Sapindus mukorossi Gaertn, thuộc họ Sapindaceae. Dân gian có câu: “Ngậm bồ hòn làm ngọt”, ý chỉ đây là loại quả siêu đắng, người ngậm bồ hòn có tính cam chịu rất giỏi.Bòn hòn là loại cây to, thân gỗ có độ cao trung bình khoảng 5-10m, có cây cao đến 13m. Lá là lá kép, lá dẹp, đầu nhọn, mọc xen kẽ nhau các phiến lá được nổi ở cả hai mặt trước và sau. Hoa mọc thành chùm ở cành cây, có màu xanh nhạt và sẽ ra hoa giao động từ tháng 7-9.Quả có hình cầu, vỏ quả dày, quả sẽ có màu xanh khi còn non và khi chín sẽ chuyển sang màu nâu cam, bên trong có hạt màu nâu đen.Ngày nay, do nhận thấy chúng có tính tẩy rửa cao, người ta dùng nó làm nước rửa bát, xà phòng, nước giặt quần áo, lau nhà cửa,… thay cho nước tẩy rửa hóa chất. Nước bồ hòn vừa an toàn, vừa không hại da, lại thân thiện với môi trường nên rất được ưa chuộng.Trong y học, nó còn có công dụng chữa bệnh nhất là các bệnh về cổ họng, các vấn đề liên quan đến răng miệng và các bệnh về da. Bên cạnh việc dùng cho con người, người ta cũng sử dụng lên động vật bằng việc giã nát vỏ cây và pha với nước để tắm cho chúng để trị các bệnh về chấy, rận,… Trung bình quả bồ hòn sẽ sai trái vào tháng 10-12 hằng năm.Cây Bồ Hòn phân bố rất rộng rãi ở các khu vực Châu Á: Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nó được trồng rất nhiều ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa,… bởi vì nó được xem như là loài cây thay thế cho xà phòng.3. Bộ phận dùng của bồ hònCác bộ phận trong cây đều được sử dụng từ quả, vỏ quả cho đến các phiến lá, rễ cây đều được nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh hay các dược liệu để dùng hàng ngày. Các quả và hạt của bồ hòn được sử dụng nhiều hơn bằng nhiều phương pháp như phơi khô để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.4. Thành phần hóa học có trong bồ hònQuả bồ hòn có chứa nhiều thành phần saponin chiếm đến 18% saponosid. Trong quả chứa các thành phần như saponosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2 đều là những thành phần có dược tính mạnh về bề mặt.Ngoài các thành phần hóa học trên, bồ hòn còn chứa khoảng 9-10% dầu béo.5. Công dụng của quả bồ hòn5.1 Cách sử dụng quả bồ hòn làm nước tắmDung dịch bồ hòn dịu nhẹ và phù hợp với hầu hết mọi loại da nên có thể giúp bạn vệ sinh cơ thể rất tốt. Để có thể tận dụng bồ hòn làm nước tắm, bạn cần làm dung dịch bồ hòn theo cách sau:Bỏ khoảng 25g quả bồ hòn vào 500ml nước. Nếu muốn nếu nhiều dung dịch bồ hòn hơn, bạn có thể tăng lượng nước và bồ hòn theo tỷ lệ 50g bồ hòn : 1 lít nước.- Đun sôi nước và bồ hòn trong 15 – 20 phút. Bạn nhớ khuấy nước để chất saponin tiết ra nhiều hơn.- Bỏ thêm một thìa cà phê axit citric với mỗi lít nước.- Để dung dịch nguội rồi lọc qua để loại bỏ phần cặn của bồ hòn.Khi đã có được dung dịch bồ hòn, bạn có thể dùng làm nước tắm, nước gội đầu hay nước rửa tay theo hướng dẫn sau đây:- Trộn đều bột ngô vào dung dịch bồ hòn cho đến khi dung dịch đạt độ đặc bạn muốn.- Đổ hỗn hợp vào một chai có nắp xịt để dùng khi cần.Dung dịch bồ hòn là một loại nước tắm tự nhiên nên bạn cần sử dụng nhanh để tránh bị hư. Bạn có thể bảo quản phần dung dịch chưa dùng trong tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.5.2 Dùng quả bồ hòn dùng để giặt quần áoCông dụng của quả bồ hòn không chỉ dừng lại ở việc làm sạch da mà còn dùng để làm sạch các loại vải. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng bồ hòn để giặt quần áo bằng máy giặt như sau:- Bỏ 5 quả bồ hòn vào túi vải.- Bỏ túi bồ hòn cùng đồ dơ vào máy giặt. Quả bồ hòn không có mùi nên nếu muốn quần áo thơm hơn, bạn hãy cho vài giọt tinh dầu vào máy giặt.- Khởi động máy giặt như bình thường. Bạn có thể để chế độ giặt bằng nước ấm nếu muốn giặt nhiều đồ.Sau khi giặt xong, bạn lấy túi bồ hòn ra để dùng tiếp những lần sau. Bạn có thể sử dụng một túi bồ hòn để giặt khoảng 4 lần.Nếu muốn giặt tay đối với các loại vải mỏng nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng bồ hòn theo cách sau:- Bỏ bồ hòn vào một thau nước ấm rồi khuấy nước để chất saponin trong quả tiết ra nhiều hơn.- Ngâm quần áo vào thau nước rồi bắt đầu giặt.5.3 Dùng quả bồ hòn để rửa chén bátBạn có thể dùng bồ hòn để làm nước rửa chén tự nhiên bảo vệ đôi tay và sức khỏe. Các bước thực hiện như sau:- Bỏ khoảng 4 quả bồ hòn vào túi vải rồi ngâm túi vào bồn nước ấm.- Khuấy nước để chất saponin trong bồ hòn tiết ra nhiều hơn.- Dùng dung dịch này để rửa chén như bình thường.5.4 Dùng quả bồ hòn làm kem cạo lôngKem cạo lông từ bồ hòn không chứa hóa chất độc hại mà còn có thể giúp bạn dưỡng ẩm cho làm da. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng quả bồ hòn làm kem cạo lông sau đây:- Nấu dung dịch bồ hòn như cách làm nước tắm.- Pha dung dịch bồ hòn với một giọt dầu ô liu, dầu dưỡng ẩm hoặc ít tinh dầu thiên nhiên bạn thích.- Khuấy đều cho tới khi dung dịch đặc hơn rồi bỏ vào một hộp kín để bảo quản.- Khi dùng “kem cạo lông bồ hòn”, bạn thoa hỗn hợp lên da và cạo như bình thường. Bạn lưu ý khuấy lại hỗn hợp trước mỗi lần dùng.5.5 Dùng quả bồ hòn như nước vệ sinh nhà cửaDung dịch bồ hòn có thể giúp bạn vệ sinh những tấm kiếng bị mờ, bồn rửa mặt ố vàng hay sàn nhà đang dơ. Bạn có thể tham khảo cách lau dọn nhà bằng dung dịch từ quả bồ hòn sau đây:- Nấu dung dịch bồ hòn như hướng dẫn trên.- Pha dung dịch bồ hòn với giấm theo tỷ lệ 2:1 và thêm một vài giọt tinh dầu có khả năng sát trùng như tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu bạch đàn.- Dùng hỗn hợp này thay thế nước vệ sinh để lau dọn các vết bẩn trong nhà.Nếu muốn tránh các chất hóa học độc hại trong nước rửa chén hay nước lau nhà, bạn có thể áp dụng cách dùng quả bồ hòn để thay thế. Loại quả tự nhiên này không những giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà còn rất thân thiện với môi trường.Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Sự thật về đất nước Kuwait1. Kuwait được biết đến là một đất nước nằm ở phía bắc ở Đông Ả-rập, ngay cạnh vịnh Ba Tư, sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ và những công trình "đẳng cấp thế giới". Nhưng những điều bạn biết chưa phải là tất cả. Có nhiều điều thú vị về Kuwait mà ngay cả người bản địa đôi khi còn không khỏi ngạc nhiên khi nghe tới.Một cường quốc siêu giàu của thập kỷ trướcKuwait là một nền kinh tế tương đối cởi mở, nhỏ và người dân tận hưởng một GDP bình quân đầu người (PPP) 67.970 đô-la. Theo báo cáo World Bank, Kuwait có thứ hạng giàu có ở mức thứ 3 tại khu vực Trung Đông và mức thứ 5 trên toàn cầu trong thập kỷ trước.2. Sở hữu đồng tiền giá trị nhất thế giớiĐơn vị tiền tệ của Kuwait - đồng Dinar (KWD) - được công nhận là một trong những đơn vị tiền tệ có giá trị nhất trên thế giới dựa trên mệnh giá mặt bằng chung. Nền kinh tế Kuwait thịnh vượng và ổn định chủ yếu nhờ vào hoạt động xuất khẩu tài nguyên dầu mỏ. Nhu cầu năng lượng toàn cầu khiến đơn vị tiền tệ của Kuwait có giá trị lớn là điều dễ hiểu. Với 1 USD, bạn sẽ chỉ đổi được 0.3 KWD mà thôi.3. Quan hệ ngoại giao vững chắc với Việt NamViệt Nam - Kuwait chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 10/01/1976. Kuwait là một trong những quốc gia đầu tiên ở Trung Đông và là nước đầu tiên trong khối Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước vào năm 1975.4. Sở hữu biểu tượng viễn thôngTòa tháp Tự do, là một công trình viễn thông có độ cao 372 mét nằm ở trung tâm thành phố Kuwait. Tòa tháp này nằm trong top 05 tòa tháp viễn thông, top 39 công trình xây dựng cao nhất thế giới. Ngoài ra, tòa tháp Tự do còn cao hơn tháp Eiffel hơn 10%.5. Tháp chọc trời cao nhất thế giới trong tương lai.Kuwait hiện đang trong quá trình xây dựng tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới. Tòa tháp Burj Mubarak al-Kabir dự kiến có độ cao 1,001m và khánh thành vào năm 2030. Tuyệt tác kiến trúc này được lấy cảm hứng từ chuỗi giai thoại "Ngàn lẻ một đêm" với tham vọng truyền tải sự diệu kì của thế giới Trung Đông.6. Sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn, trong top 10 thế giớiNền kinh tế Kuwait rất thịnh vượng khi hoạt động khai thác và xuất khẩu xăng dầu đem lại hơn 90% nguồn thu nhập cho chính phủ Kuwait. Hiện tại, năng lực khai thác dầu khoáng trung bình trong một ngày của Kuwait lên tới 3.15 triệu thùng. Theo chiến lược phát triển đến năm 2040, Kuwait sẽ đạt được sản lượng trung bình một ngày lên 4.75 triệu thùng.7. Khu công nghiệp khai thác dầu mỏ khổng lồMỏ dầu Burgan nằm ở phía Đông Nam trong địa phận Kuwait là mỏ dầu lớn thứ 2 của thế giới, chỉ sau mỏ dầu Ghawar của Ả-rập-xê-út. Nhờ vậy, Kuwait có lượng dự trữ tài nguyên dầu mỏ lớn thứ 6 thế giới, với hơn 104 tỉ thùng theo báo cáo vào năm 2020, trong đó hơn 70 tỉ thùng được lưu trữ ở Burgan. Dù đứng từ xa, nhưng những ngọn lửa nghi ngút cùng nhiều cột khói trải dài cả vùng vẫn có thể nhìn rõ bằng mắt thường, chắc hẳn là một cảnh tượng choáng ngợp.8. Tại Kuwait, các bác sĩ đã có thể phẫu thuật hoàn toàn bằng sự trợ giúp của robot Da Vinci trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Các bệnh viện đã có hệ thống nhập dữ liệu đồng bộ, trong đó mọi thành viên đội ngũ y bác sĩ đều sử dụng để phục vụ chuyên môn. Kế hoạch Tầm nhìn 2035 của Kuwait sẽ đưa quốc gia dầu mỏ đa dạng hóa nền kinh tế của mình trong đó chuyển đổi số là chiến lược chủ đạo và ngành y tế là mảng đầu tư trọng tâm.9. Văn hóa phong phú, đa phươngTrung tâm văn hóa Sheik Jaber Al-Ahmad là một nhà hát lớn cũng như là một trung tâm văn hóa của thủ phủ Kuwait. Tổng diện tích toàn bộ công trình hoành tráng, uy nghi này là 214,000 mét vuông.10. Hollywood của Vùng VịnhPhim truyền hình do Kuwait sản xuất là những bộ phim truyền hình ăn khách nhất của khu vực Vùng Vịnh, hấp dẫn cả những đôi tượng khán giả ở Tunisia. Có thể nói, Kuwait là nơi tập trung phần lớn ngành phim ảnh của cả vùng vịnh khi các phim truyền hình được quay và sản xuất tại Kuwait.11. Giải đua lạc đà kịch tính hằng nămNăm 2006, Kuwait là quốc gia đầu tiên giới thiệu môn thể thao đua lạc đà, trong đó người chơi sử dụng bộ điều khiển từ xa để điều hướng vận động viên bốn chân của mình. Hằng năm, giải đua lạc đà được tổ chức từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau, thu hút sự tham gia của hàng ngàn chú lạc đà khỏe mạnh nhất cùng sự theo dõi của khán giả toàn quốc.Nhạc kịch là một phần quan trọng của văn hóa bản địaKuwait là quốc gia Trung Đông duy nhất có văn hóa truyền thống về nhạc kịch, một trong những loại hình giải trí của giới thượng lưu. Văn hóa truyền thống nhạc kịch tại Kuwait đã có lịch sử lâu đời từ thập niên 20s của thế kỷ trước.Nguồn: khoahoc.tvÝ nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Bước tiến của con tôm thẻ chân trắng tại Thái Bình(1) Thái  Bình  bắt  đầu  nuôi  tôm  thẻ  chân  trắng  ở  vùng  nước  lợ  từ  năm  2010,  và  sau  đó  phong  trào  nuôi  tôm trên địa bàn tỉnh ngày càng phát  triển. Nhận thấy tiềm năng của đối  tượng này, từ năm 2012, được sự hỗ  trợ của Sở KH&CN Thái Bình, Công  ty TNHH Phương Nam đã triển khai  dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây  dựng  mô  hình  ương  giống  và  nuôi  thương  phẩm  tôm  thẻ  chân  trắng  theo hướng công nghệ cao tại Thái  Bình”. Sau 2 năm thực hiện, doanh  nghiệp  Phương  Nam  đã  xây  dựng  thành công mô hình ương giống và  mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ  chân  trắng  phù  hợp  với  điều  kiện  sinh thái ven biển Thái Bình. Trong  đó, đáng ghi nhận là mô hình nuôi  thương  phẩm  tôm  thẻ  chân  trắng  trong nhà kính theo hướng ứng dụng  công nghệ cao.(2) Với  việc  ứng  dụng  công  nghệ  nuôi trong nhà kính kết hợp phương  thức “nuôi liên hoàn từ bể ương ra ao  nuôi thương phẩm”, Công ty TNHH  Phương  Nam  đã  đưa  từ  2  vụ  nuôi/ năm  lên  4  vụ  nuôi/năm,  đưa  năng  suất nuôi từ khoảng 1 kg/m 2  lên 2-3  kg/m 2  và đưa trọng lượng tôm thương  phẩm từ 70-75 con/kg lên 30-35 con/ kg chỉ sau 105 ngày nuôi.  (3) Việc  đưa  từ  2  vụ  nuôi  lên  4  vụ  nuôi/năm không đơn thuần mang lại  hiệu quả kinh tế từ việc tăng hệ số  vòng quay ao nuôi và vòng quay vốn  lưu động mà điều quan trọng là, 2 vụ  nuôi tăng thêm thực chất là 2 vụ nuôi  trái vụ nên đã tránh được tình trạng  “được  mùa  rớt  giá”. Đặc  biệt  ở  vụ  đông, để có tôm xuất bán vào dịp Tết  Nguyên đán, trong điều kiện thời tiết  đông giá, các tỉnh phía Bắc không thể  nuôi tôm theo phương thức cổ truyền. Nhờ ưu thế sản phẩm trái vụ nên tôm xuất bán vào dịp cuối năm thường có giá cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi những  tháng  chính  vụ.  Cũng  nhờ  lợi  thế  công nghệ nuôi nhà kính, chủ động  việc kiểm soát nhiệt độ, môi trường  nên giảm thiểu được bệnh dịch, đảm  bảo an toàn sản xuất, giảm thiểu rủi  ro trong nuôi trồng, tạo điều kiện nuôi  thâm  canh  và  thâm  canh  cao,  chủ  động được thời điểm thu hoạch, nhờ  đó đồng thời giải quyết được các mục  tiêu là năng suất và chất lượng sản  phẩm, tiếp đến là giá cả, nguồn tiêu  thụ và cuối cùng là suất lợi nhuận trên  một đơn vị diện tích và đồng vốn đầu  tư. Nhu cầu của thị trường cho thấy, nếu kích  cỡ  tôm  thương  phẩm  tăng  gấp đôi thì giá bán cũng tăng gấp đôi.  Vì thế, đây là một trong những ưu việt  của phương thức nuôi tôm trong nhà  kính mà Công ty TNHH Phương Nam  và một số hộ nuôi đã thực hiện.(4) Việc  ứng  dụng  công  nghệ  nuôi  mới trong nhà kính đã cơ bản giải  quyết  được  vấn  đề  thời  vụ  và  năng  suất nuôi, song vấn đề chất lượng vệ  sinh  an  toàn  sản  phẩm  (đặc  biệt  là  vấn đề tồn dư kháng sinh trong tôm  nuôi) vẫn còn là một câu hỏi. Để giải  quyết  vấn  đề  này,  năm  2016,  Công  ty TNHH Phương Nam tiếp tục được  hỗ  trợ  thực  hiện  đề  tài  “Ứng  dụng  tiến bộ KH&CN vào nuôi tôm thương  phẩm  theo  hướng  VietGAP”.  Sau  2  năm thực hiện, Công ty đã thu được  nhiều kết quả về chỉ tiêu kinh tế - kỹ  thuật và những tiêu chí VietGAP được  chứng  nhận.  Các  hộ  tham  gia  thực  hiện mô hình đều tuân thủ theo quy  trình VietGAP. Môi trường ao nuôi ổn  định, sản phẩm nuôi đảm bảo vệ sinh  an  toàn  thực  phẩm,  đưa  chất  lượng  tôm nuôi lên một mốc mới, nhờ đó sản  phẩm tôm nuôi đã mở rộng được thị  phần tiêu thụ. Đặc biệt, đã xây dựng  được quy trình nuôi tôm thương phẩm  theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với  điều  kiện  Thái  Bình,  làm  cơ  sở  cho  việc đẩy mạnh ứng dụng ra diện rộng  cho các hộ nuôi trồng ở hai huyện ven  biển của tỉnh (Tiền Hải và Thái Thụy),  tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng  tôm nguyên liệu Thái Bình, đảm bảo  tiêu chuẩn xuất khẩu sang một số thị  trường khó tính.(5) Không dừng lại ở đó, qua nghiên  cứu  học  hỏi  kinh  nghiệm  nuôi  tôm  thẻ chân trắng trên thế giới cho thấy,  các nước như Hoa Kỳ, Thái Lan... đã  và đang áp dụng kỹ thuật nuôi thâm  canh  công  nghệ  cao  hiện  đại  bằng  việc áp dụng công nghệ xử lý nước  nhanh, quy trình nuôi tuần hoàn khép  kín, bùn thải phát sinh trong quá trình  nuôi được thu gom và xử lý triệt để  bằng  công  nghệ  biogas...  Chính  vì  vậy,  đầu  năm  2018,  Công  ty  TNHH  Phương Nam tiếp tục thực hiện dự án  “Ứng dụng công nghệ xử lý nước và  công nghệ biogas xây dựng mô hình  nuôi tôm thẻ chân trắng cao sản theo  hướng phát triển bền vững”.  (6) Mục tiêu của dự án là nghiên cứu  xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân  trắng cao sản theo hướng phát triển  bền vững nhờ ứng dụng tổng hợp các  quy trình công nghệ nuôi tôm, công  nghệ xử lý chất thải tiên tiến nhất hiện  nay. Đây là một  bước tiến mới, mang  tính  đột  phá  về  KH&CN  trong  nuôi  tôm thẻ chân trắng tại địa phương nói  riêng và trên cả nước nói chung.(7) Điểm nổi bật của mô hình là nuôi  khép kín, không thay nước, không bị  ảnh hưởng bởi dịch bệnh và các yếu  tố  gây  ô  nhiễm  từ  môi  trường  ngoài  xâm nhập vào, điều này giúp cho việc  kiểm soát các yếu tố môi trường và  dịch bệnh được thuận lợi và dễ dàng,  hạn  chế  rủi  ro  trong  quá  trình  nuôi.  Nước thải và bùn thải trong quá trình  nuôi được tận dụng và xử lý triệt để  nên tiết kiệm chi phí sản xuất, không  gây ô nhiễm môi trường, không gây  phát tán mầm bệnh, hạn chế sự phát  sinh và lây lan dịch bệnh.(8) Chỉ chưa đầy 1 năm thực hiện, kết  quả của dự án cho thấy, yếu tố môi  trường nuôi được giải quyết một cách  toàn diện, cho phép nâng cao mật độ  nuôi, đưa năng suất nuôi từ 1-2 kg/m 2 lên mức 4-5 kg/m 2  (nuôi thâm canh).  Kết quả này đã đưa ngành nuôi tôm ở  hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái  Thụy lên một tầm cao mới, góp phần  khai  thác  tốt  hơn  tiềm  năng  kinh  tế  biển Thái Bình, là mô hình điểm cho  nhiều địa phương tham quan, học tập.  (9) Qua quá trình triển khai các đề tài  nghiên cứu khoa học ứng dụng trong  sản xuất cho thấy, doanh nghiệp đã  nhận thức rõ về vai trò của KH&CN  trong phát triển sản xuất. Không chỉ  dừng lại ở đó, việc áp dụng các tiến bộ  KH&CN đã giúp nâng cao kiến thức  nuôi  tôm  thẻ  chân  trắng  cho  người  nuôi tôm, nâng cao hiệu quả sản xuất,  đảm  bảo  phát  triển  bền  vững,  góp  phần tăng trưởng về giá trị cho ngành  và cho địa phương.(10) Bên cạnh đó, quá trình triển khai  thực hiện các đề tài đã giúp nâng cao  trình độ nghiên cứu khoa học và kinh  nghiệm thực tế về kỹ thuật nuôi tôm  thẻ chân trắng cho các kỹ thuật viên  của  doanh  nghiệp  Phương  Nam  nói  riêng, người dân ven biển nói chung.  Từ kết quả của đề tài đã vận dụng tốt  trong sản xuất, giúp nâng cao vị thế  của  doanh  nghiệp,  người  lao  động  có việc làm ổn định, mức sống được  nâng cao, góp phần làm giàu cho quê  hương, đất nước.(11) Về  mặt  môi  trường,  các  kết  quả  nghiên cứu khoa học đã giúp cho môi  trường tại các khu vực nuôi không bị  ô nhiễm, đảm bảo phát triển sản xuất  lâu dài, bền vững. Đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của ngành và  của địa phương, góp phần thực hiện  thành công Đề án phát triển nuôi tôm  và Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã  được UBND tỉnh phê duyệt  (Nguồn: “Bước tiến của con tôm thẻ chân trắng tại Thái Bình”, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Văn, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 12, năm 2018)Nội dung chính được văn bản đề cập là gì?
Thí sinh đọc bài đọc và trả lời các câu hỏi dưới đây:PHÁT HIỆN NGƯỜI ĐEO KHẨU TRANG TRONG THỜI GIAN THỰC(1) Việc đeo khẩu trang nơi công cộng đã góp phần hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân chủ quan, thờ ơ không đeo khẩu trang nơi công cộng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự lây lan dịch bệnh. Từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Hàng hải đã thực hiện đề tài “Phát hiện người đeo khẩu trang trong thời gian thực” bằng mô hình mạng nơ-ron tích chập (CNN). Chương trình sẽ phát hiện người dân có đeo khẩu trang hay không và nhắc nhở những người không đeo khẩu trang bằng giọng nói.  Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình CNN đạt độ chính xác tới 98,28% khi phát hiện người không đeo khẩu trang ngay cả trên điện thoại hoặc thực tế.(2) Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố gọi COVID-19 là "Đại dịch toàn cầu" . Để ngăn chặn tình trạng lây lan nhanh chóng của đại dịch, bên cạnh khuyến nghị mà WHO đưa ra về việc đeo khẩu trang ở nơi đông người, Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang tại các điểm công cộng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Khẩu trang giúp hạn chế việc hít thở trực tiếp các giọt không khí có chứa virus và các tác nhân gây bệnh khác hoặc khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh; việc đeo khẩu trang cũng giúp ngăn ngừa virus xâm nhập trực tiếp qua đường hít thở khi người đó hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.(3) Hải Phòng là một trong những đô thị lớn của cả nước với mật độ dân số cao, lượng hàng hóa lưu thông ra vào thành phố lớn, là địa phương có nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 cao. Nhận thấy số ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng gia tăng, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực tế vào tháng 4/2021 tại 5 tuyến phố chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng bao gồm: Lạch Tray, Lê Lợi, Quang Trung, Tô Hiệu và Tôn Đức Thắng (những tuyến phố có mật độ dân cư đông). Khảo sát cho thấy, người dân vẫn còn lơ là, chủ quan với việc phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt tại các khu chợ (Con và Lương Văn Can) vẫn còn tình trạng có người không đeo khẩu trang, hoặc có đeo khẩu trang trong quá trình đến chợ, nhưng khi hỏi mua hàng, tiếp xúc với tiểu thương lại bỏ khẩu trang xuống để giao tiếp. Nhiều người đeo khẩu trang nhưng không đúng quy định, không có tác dụng phòng chống dịch bệnh, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm. Để giám sát người dân thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ là khá khó khăn và tốn kém vì thiếu nguồn nhân lực để thực hiện. Nhằm hỗ trợ, nâng cao công tác giám sát và nhắc nhở người dân, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải đã triển khai thực hiện đề tài “Phát hiện người đeo khẩu trang trong thời gian thực” nhằm góp phần nhắc nhở, quản lý người đeo khẩu trang, cùng chung tay nâng cao ý thức cộng đồng, đẩy lùi đại dịch COVID. (4) Với sự phát triển nhanh chóng của học sâu (một chi của ngành học máy), đặc biệt là mô hình CNN, thị giác máy tính đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây về nhận dạng và phát hiện đối tượng. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện người không đeo khẩu trang dựa trên mô hình CNN. Cụ thể, chương trình sẽ đưa ra cảnh báo trực tiếp nhắc nhở người không đeo khẩu trang nơi công cộng bằng giọng nói kết hợp gửi thông tin người vi phạm tới cơ quan giám sát.(5) Nhóm nghiên cứu đã xây dựng cấu trúc chương trình gồm 3 bước sau:- Bước 1:  thu thập dữ liệu chương trình bằng Python (ngôn ngữ lập trình bậc cao), sử dụng thư viện phần mềm mã nguồn mở OpenCV để phát hiện khuôn mặt người. Dữ liệu sau khi thu thập dưới dạng file ảnh (JPG) sẽ được lưu trữ ở hai file riêng biệt gồm: một file chứa 500 bức ảnh mô tả khuôn mặt đeo khẩu trang, file còn lại chứa 500 bức ảnh mô tả khuôn mặt không đeo khẩu trang. Các bức ảnh này sẽ đi qua tập Training set (chiếm 80% quá trình phân tích). Ở đây, nếu đầu vào (input) của bức ảnh là con người thì đầu ra (output) cũng sẽ là con người, ngược lại nếu input là bức ảnh con mèo thì output cũng sẽ trả kết quả con mèo. Mục đích của tập này nhằm phân biệt giữa con người và con vật. Sau đó, các bức ảnh một lần nữa qua tập Validation set (chiếm 20%) để kiểm thử độ chính xác của mô hình trong điều kiện ánh sáng, nhằm loại trừ trường hợp ánh sáng của bức ảnh làm ảnh hưởng tới chất lượng mô hình.- Bước 2: sử dụng nguồn dữ liệu đã thu thập được ở bước 1 để phân tích dựa trên mô hình CNN. Ở giai đoạn này, xử lý tiền dữ liệu nhằm đưa tất cả các ảnh về cùng kích thước, sau đó các ảnh này sẽ được chuyển đổi để phục vụ cho quá trình xử lý ảnh ở bước sau. Dựa vào mô hình CNN, các nơ-ron tích chập được thiết kế đặc biệt để xử lý các phần tử quan trọng nhất trên bức ảnh nhằm đưa ra kết quả dữ liệu chính xác.- Bước 3: phát hiện người đeo khẩu trang hay không. Bước này sẽ tiến hành phân tích so sánh dữ liệu được trích xuất từ camera (sau khi đã được xử lý dữ liệu đầu vào) với kết quả dữ liệu đã được phân tích để cảnh báo bằng giọng nói. Dựa vào kết quả thu được từ bước 2, dữ liệu sẽ hiển thị lên màn hình kết quả người dân có đeo khẩu trang hay không. Nếu người đó không đeo khẩu trang thì sẽ lập tức nhắc nhở thông qua lời nói trực tiếp. Việc nhắc nhở này sẽ được thực thi nhờ sự hỗ trợ của thư viện “pyttxs3 - thư viện hỗ trợ chuyển đổi văn bản thành giọng nói”.(6) Có thể nói, việc xây dựng thành công chương trình phát hiện và nhắc nhở người không đeo khẩu trang có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, bởi khẩu trang chính là rào chắn đơn giản nhưng hiệu quả giúp ngăn các giọt bắn từ đường hô hấp của người tiếp xúc với người khác, từ đó hạn chế được sự lây lan dịch bệnh tới cộng  đồng, nhất là vào thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh đó, dựa vào những kết quả thu được, có thể kết hợp chương trình này với các thiết bị phần cứng như Raspberry, Arduino… để xây dựng hệ thống giám sát và nhắc nhở người dân đeo khẩu trang ở những nơi đông người như: trung tâm thương mại, trường học, công viên(Nguồn: “Phát hiện người đeo khẩu trang trong thời gian thực”, Trần Sinh Biên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 10, năm 2021)Đâu là nội dung chính của bài đọc trên?