Danh sách câu hỏi ( Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang )

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi                                                   Tròn đôi nắm đất trắng chân đôi.                                                   Sống trong cát, chết vùi trong cát                                                   Những trái tim như ngọc sáng ngời!                                                   Đốt nén hương thơm, mát dạ Người                                                   Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!                                                   Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới                                                   Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...                                                                  (Mẹ Tơm – Tố Hữu) Biện pháp tu từ nào dưới đây được sử dụng trong hai câu thơ: “Sống trong cát, chết vùi trong cát – Những trái tim như ngọc sáng ngời”?

Xem chi tiết 5.7 K lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi                                                   Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời                                                   Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn                                                   Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời                                                   Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi                                                   Nhẹ nhàng như con chim cà lợi                                                   Say đông hương nắng vui ca hát                                                   Trên chín tầng cao bát ngát trời....                                                                 (Nhớ đồng – Tố Hữu) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem chi tiết 693 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Trong rừng, anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ. Anh chẻ nứa, đập giập, ghép lại thành mấy tấm bảng to bằng ba bàn tay. Ba anh em đốt khói xà nu xông bảng nửa đen kịt rồi lấy nhựa cây luông-tờ-ngheo phết lên một lớp dày, rửa nước cũng không phải được. Trú đi ba ngày đường tới núi Ngọc Linh mang về một xà-lét đây đá trắng làm phấn. Mai học giỏi hơn Tnú, ba tháng đọc được chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn, sáu tháng làm được toán hai con số. Trú học chậm hơn, mà lại hay nổi nóng. Học tới chữ i dài, nó quên mất chữ o thêm cái móc thì đọc được là chữ a. Có lần thua Mai, nó đập bể cả cái bảng nửa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày. Anh Quyết ra dỗ, nó không nói. Mai ra dỗ, nó đòi đánh Mai. Mai cũng ngồi lì đó với nó. – Trú không về, tui cũng không về. Về đi, anh Tnú. Mai làm cái bảng khác cho anh rồi. Nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng. Anh Quyết phải băng lại cho nó. Đêm đó, anh ôm nó trong hốc đá. Anh rủ rỉ: – Sau này, nếu Mĩ – Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi? Tnú giả ngủ không nghe. Nó lên chùi nước mắt giàn giụa. Sáng hôm sau, nó gọi Mai ra sau hốc đá: - Mai nói cho tôi chữ o có móc là chữ chỉ đi. Còn chữ chỉ đứng sau chữ đó nữa, chữ chỉ có cái bụng to đó. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) Đoạn trích trên thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Tnú?

Xem chi tiết 501 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm                                                   Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;                                                   Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,                                                   Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,                                                   Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều                                                   Và non nước, và cây, và cỏ rạng,                                                   Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đây ánh sáng                                                   Cho no nê thanh sắc của thời tươi;                                                   - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!                                                                  (Vội vàng – Xuân Diệu) Điệp từ “ta muốn” trong đoạn trích trên thể hiện ý nghĩa gì?

Xem chi tiết 514 lượt xem 1 năm trước