Danh sách câu hỏi

Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:  Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27 – 1 - 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.  Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây:  - Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.  - Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27 – 1 – 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.  - Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.  - Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.  - Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lương hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).  - Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.  - Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.  Hiệp định Pari về Việt Nam (được Hội nghị họp ngày 2 – 3 – 1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: Ba Lan, Canađa, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.  Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187). Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:  Tháng 3- 1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, thay cho Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.  Thực dân Pháp huy động 12 000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7 – 10 - 1947.  Sáng sớm 7 - 10 - 1947, binh đoàn quân dù do Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới,... Cùng ngày, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chủ huy, tử Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Kạn theo Đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. Ngày 9 - 10 – 1947, một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ do Cômmuynan chỉ huy từ Hà Nội đi ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía tây.  Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.  Quân dân ta chủ động bao vây tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông (nay thuộc Bắc Kạn) v.v., buộc Pháp phải Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11 - 1947.  Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích đèo Bông Lau (30 – 10 - 1947), đánh trúng đoàn cơ giới của địch, thu nhiều khí, quân trang quân dụng của chúng.  Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.  Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa địch thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19 - 12 - 1947.  Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6 000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.  Với chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới.  Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 133 – 134). Khẩu hiệu nào dưới đây được nêu ra trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114  Sản xuất nông nghiệp trong năm 2017 gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của thời tiết biến đổi bất thường, bão, mưa lớn gây ngập úng, vỡ đê bao tại một số địa phương phía Bắc và hiện tượng lũ sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến tiến độ, diện tích và năng suất cây trồng.  Sản lượng lúa cả năm 2017 ước tính đạt 42,84 triệu tấn, giảm 318,3 nghìn tấn so với năm 2016 do cả diện tích và năng suất đều giảm so với năm trước. Diện tích lúa cả năm 2017 ước tính đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm 2016; năng suất lúa cả năm giảm 0,2 tạ/ha.  Trong sản xuất lúa, vụ đông xuân năm nay cả nước gieo cấy được 3,08 triệu ha, giảm 5,7 nghìn ha so với vụ đông xuân trước. Diện tích lúa đông xuân thời gian gần đây có xu hướng thu hẹp dần (tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) do ảnh hưởng của thời tiết và một số địa phương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác. Năng suất lúa đông xuân đạt 62,2 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 19,15 triệu tấn, giảm 259 nghìn tấn, trong đó một số địa phương sản lượng giảm nhiều: Đồng Tháp giảm 165,8 nghìn tấn; Long An giảm 96,5 nghìn tấn; Hà Tĩnh giảm 86,8 nghìn tấn; Cần Thơ giảm 59,1 nghìn tấn. (Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017”) Khó khăn chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111  Chăn nuôi nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỉ trọng ngành chăn nuôi của 77Việt Nam trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng khá vững chắc. Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp, ứng dụng khoa học kĩ thuật, tăng hiệu quả kinh tế.  Trong các sản phẩm thịt từ gia súc thì thịt lợn vẫn chiếm ưu thế, bên cạnh đó các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) cũng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019 do chịu thiệt hại nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi, sản lượng thịt lợn giảm sâu dẫn đến tổng sản lượng thịt hơi các loại giảm gần 4% so với năm 2018. Tổng sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước đạt khoảng trên 5 triệu tấn, trong đó tỷ trọng sản lượng thịt lợn và thịt gia cầm chiếm tương ứng là 65,6% và 25,5%.  Những điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển là: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.  Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam xâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, chăn nuôi nước ta cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức cần giải quyết như: chất lượng sản phẩm chăn nuôi kém, giá thành cao; công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm còn hạn chế; tổ chức sản xuất chưa tập trung, hiệu quả thấp; thiếu thông tin và liên kết chuỗi trong sản xuất - tiêu thụ…  (Nguồn: SGK Địa lí 12 trang 96; https://channuoivietnam.com/; Võ Thị Phương Nhung, Đỗ Thị Thúy Hằng (2017),“Chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - khó khăn và giải pháp”) Năm 2019 sản lượng thịt lợn nước ta giảm sâu, nguyên nhân là do