Danh sách câu hỏi
Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2,9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4,1% trong quý đầu năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng 8,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau quả, cây công nghiệp lâu năm…
Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức đáng kể về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.
Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế. Tăng trưởng nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.
(Nguồn: Tổng cụ thống kê và Hải quan)
Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là
Lưu vực sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn
Hàng năm sông ngòi trong lưu vực này tiếp nhận khoảng 40 triệu m3nước thải công nghiệp, không kể một số lượng không nhỏ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất rải rác trong thành phố Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu m3.
Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như: đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân, cadmium, mangan, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị acid hóa như đoạn sông từ cầu Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ pH xuống đến 4,0 (độ pH trung hòa là 7,0), và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác thành phố và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào.
(Nguồn: https://moitruong.com.vn/chuyen-de-moi-truong/hien-trang-o-nhiem-nuoc-tren-mot-so-song-lon-o-nuoc-ta-7640.htm)
So với lượng chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt:
Tính chung 9 tháng năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 17,5 triệu người, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,4 triệu người, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước (tăng chủ yếu đối với lao động phi chính thức trong ngành xây dựng, tăng 4,6%, trong khi lao động chính thức trong ngành xây dựng giảm 9,3%); khu vực dịch vụ là 19,2 triệu người, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-2020/)Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên vào tính đến tháng 9 năm 2020 là?
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.Tổng sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước theo giá hiện hànhThực hiện (Tỷ đồng)Cơ cấu (%)Năm 2012Năm 2013Năm 2012Năm 2013GDP toàn quốc3.245.4193.584.261100,00100,00Nông, lâm nghiệp và thủy sản638.368658.98119,6718,39Nông nghiệp495.592503.55615,2714,05Lâm nghiệp20.84023.9960,640,67Thủy sản121.936131.4293,763,67(Nguồn: http://testsera.vn/thuy-san/2365/)Đâu là vị thế của ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản trong nền kinh tế Việt Nam?
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tám tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam không chỉ giữ được đà tăng trưởng về lượng, mà quan trọng hơn là giá xuất khẩu đạt mức cao. Riêng tháng 8-2020, giá trung bình đạt 502,6 USD/tấn, tăng 3,8% so với tháng 7-2020. Tính chung trong tám tháng, giá trung bình đạt 489,2 USD/tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 8-2020, loại gạo 5% tấm của Việt Nam đã có lúc vượt giá gạo Thái-lan, vươn lên dẫn đầu thế giới. Trong suốt chặng đường dài xuất khẩu gạo, đây là lần đầu tiên giá gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái-lan đến 20 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu tăng cao một phần là do nhu cầu thu mua, tích trữ gạo của nhiều quốc gia trên thế giới tăng lên từ đợt dịch Covid-19, phần khác là nhờ vào chất lượng gạo Việt Nam mấy năm gần đây được cải thiện đáng kể.(Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/thoi-co-moi-trong-xuat-khau-gao-618336/#:~:text=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20t%E1%BB%AB%20T%E1%BB%95ng%20c%E1%BB%A5c,so%20v%E1%BB%9Bi%20th%C3%A1ng%207%2D2020.)Vào tháng 7/2020, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt?
Qua những giai đoạn phát triển khác nhau, hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam gồm một số ngành chính: rượu – bia – nước giải khát, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu thực vật, công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm, chế biến bột và tinh bột, công nghiệp sản xuất thuốc lá.Ngành sữa là một trong những ngành phát triển nhanh giải quyết việc làm ổn định cho 10.000 lao động; tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm. Năm 2013, ngành sữa đạt doanh thu 62,2 nghìn tỷ đồng (2,9 tỷ USD), tăng 16,5% so với năm 2012, là một trong số các ngành hàng phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam. Ngành công nghiệp chế biến dầu thực vật của Việt Nam hiện có 37 doanh nghiệp sản xuất dầu thô và dầu tinh luyện. Năng lực sản xuất dầu thô 1,2 triệu tấn nguyên liệu hạt có dầu/năm, năng lực sản xuất dầu tinh luyện 1,129 triệu tấn dầu tinh luyện/năm.(Nguồn: http://socongthuong.namdinh.gov.vn/socongthuong/1229/29425/39426/78324/an-toan-moi-truong/lam-gi-de-phat-trien-nganh-cong-nghiep-thuc-pham-cua-viet-nam.aspx)Trong cơ cấu của ngành công nghiệp thực phẩm, ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất?
Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2020, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tình hình cung cấp điện, vận hành hệ thống điện quốc gia nhìn chung sẽ đảm bảo cung ứng trong năm 2020 trong trường hợp: tình hình thủy văn thuận lợi, độ khả dụng của các nhà máy nhiệt điện than được đảm bảo.Tính đến giữa tháng 8/2020, tổng sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia đạt 163,392 tỷ kWh, cao hơn 1,63% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn 9,291 tỷ kWh so với kế hoạch từ đầu năm. [...]Đối với sản lượng các nguồn năng lượng tái tạo, đại diện EVN cho hay, sản lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện mặt trời cao hơn so với kế hoạch. Ước đến hết năm 2020, sản lượng nguồn điện mặt trời cao hơn 78 triệu kWh, sản lượng nguồn điện gió cao hơn 192 triệu kWh.(Nguồn: http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bo-cong-thuong-yeu-cau-%C4%91ap-ung-%C4%91u-%C4%91ien-cho-sinh-hoat-va-san-xuat-20338-16.html)Có bao nhiêu hình thức sản xuất điện được nhắc đến trong đoạn thông tin trên?
Năm 1992, Chính phủ Việt Nam kêu gọi FAO hổ trợ để phát triển công nghệ lúa lai. Các nhà khoa học Việt Nam đã lựa chọn và sản xuất các dòng bố, mẹ với nguồn gen trong nước, chẳng hạn như các dòng 103S, T1s-96, T4S, T23S, T70S, T100, AMS27S. Những dòng này được sử dụng để sản xuất hạt giống F1 của Việt Nam như VL20 , VL24, TH3-3, TH3-4, HYT83, HYT92.Giống lúa lai Việt Nam đầu tiên được trồng thương mại hóa vào năm 1992, sản xuất trong một khu vực giới hạn dưới 200 ha.Sản xuất hạt giống lai ở Việt NamNămMùa khôMùa mưaDiện tích (ha)Năng suất (kg/ha)Diện tích (ha)Năng suất (kg/ha)1993141,455013,2550199452,063071,0400199546,076055,01 1501996169,02 10098,01 150Nguồn: Trích từ Yin (1997).(Nguồn: https://sites.google.com/site/kysuhodhinhhai/cay-lua-viet-nam/tinh-hinh-trong-lua-lai-o-viet-nam)Đâu là giống lúa của Việt Nam sau khi lai tạo?
Ngày 3-11, phát biểu giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 1990 Việt nam chỉ có 9 triệu ha rừng. Sau 30 năm quyết tâm xây dựng nền kinh tế bền vững, phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, đến nay Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha, hệ số che phủ đạt 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%).(Nguồn: https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/he-so-che-phu-rung-cua-viet-nam-dat-42-cao-hon-muc-binh-quan-cua-the-gioi-623083/)Độ che phủ rừng năm 1990 của Việt Nam là bao nhiêu?
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng đánh giá, Việt Nam là một trong các quốc gia có tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng, hiện diện tích đất có rừng toàn quốc gần 14,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Giai đoạn 2012-2017, 11% diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá trái phép, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng.(Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/doi-mat-voi-suy-thoai-he-sinh-thai-tu-nhien-295451.html)Bảng số liệu:HIỆN TRẠNG RỪNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2012 – 2018(Đơn vị: nghìn ha)NămTổng diện tích rừngRừng tự nhiênRừng trồng201213862,010423,83438,2201313954,410398,13556,3201413796,510100,23696,3201514061,910175,53886,3201614377,710242,14135,6201814491,310255,54235,8(Nguồn: Tổng cục thống kê)Tại sao Việt Nam được đánh giá là quốc gia tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên?
Đa dạng về hệ sinh thái là cơ sở cho sự đa dạng loài động/thực vật, vi sinh vật. Việt Nam nằm trong khu vực Indo - Burma, là 1 trong 25 điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác). Số lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy, 2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 5 loài rùa biển).(Nguồn: https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3184/da-dang-sinh-hoc-o-viet-nam--thuc-trang-va-thach-thuc-bao-ton.aspx)Đa dạng sinh học của Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới và thuộc khu vực sinh thái nào?
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều.(Nguồn: https://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=1161)Bảng số liệu: Lưu vực sông Hồng – Trạm Sơn TâyTháng123456789101112Lượng mưa (mm)19,525,634,5104,2222,0262,8315,7335,2271,9170,159,917,8Lưu lượng (m3/s)13181100914107118934692798692466690412228131746(Nguồn: Tổng cục thống kê)Tại sao sông Hồng có tổng lượng nước lớn, tới 83,5 tỷ m³ nước?
Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776m, chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, chảy qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc về đến thủ đô Hà Nội, rồi qua các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, đến Thái Bình đổ ra Biển Đông. Sông Hồng dài 1.150 km thì có đến 800 km chảy trên cao nguyên và núi dốc nên vào mùa mưa dòng sông khá hung dữ, nhưng khi chảy xuống vùng đồng bằng, độ cao chỉ còn khoảng 3 mét so với mực nước biển, dòng sông có phần hiền hoà hơn. Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên một vùng châu thổ rộng lớn đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi, trong đó có vùng đất thủ đô Hà Nội. (Nguồn: https://vovworld.vn)Người ta đặt tên là sông Hồng, vì:
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 năm 2020, miền Trung liên tiếp xảy ra thiên tai có tính dị thường, 9 cơn bão và 02 áp thấp, trong đó có cơn bão số 9 (26 – 28/10/2020) là một trong 2 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua vào khu vực này. Do tính chất phức tạp, khốc liệt của thiên tai, thời tiết khó lường, đặc biệt là mưa lũ với cường độ rất lớn, tập trung kéo dài nhiều ngày, vượt quá mức dự báo, cảnh báo nên đã gây thiệt hại nặng nề. Cụ thể, đã có 249 người chết, mất tích. Riêng bão đã làm 25 người, lũ là 78 người, sạt lở đất là 112 và thiên tai khác là 34 người chết và mất tích,... Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 30.000 tỷ đồng.(Nguồn: http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/Thiet-hai-30000-ty-dong-do-thien-tai-di-thuong-o-mien-Trung/415798.vgp)Tại sao bão thường xảy ra vào các tháng cuối năm ở miền Trung?