Danh sách câu hỏi

Có 6,842 câu hỏi trên 137 trang
Đọc đoạn thông tin sau:     Được biết, chuột cái có chu kì động dục từ 4 - 6 ngày. Trong trường hợp cho chuột cái tiếp xúc với nước tiểu chuột đực thì chúng sẽ động dục sau 72 giờ còn nếu những con chuột cái với mật độ lớn thì tất cả chúng sẽ không động dục.     Sau khi giao phối thông thường chuột cái sẽ phát triển một lớp màng ngăn cản việc giao phối đó. Thời kì của chuột vào nhà khoảng 19 – 21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3 – 14 con chuột (trung bình 7 con). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5 – 10 lứa mỗi năm, vì vậy số lượng chuột nhà có thể tăng rất nhanh. Chuột nhà sinh sản quanh năm (tuy nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông).     Chuột sơ sinh không mở mắt được ngay và không có bộ lông. Bộ lông phát triển vài ba ngày sau khi sinh; đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, con đực trưởng thành sinh dực sau khoảng 6 tuần và con cái khoảng 8 tuần, nhưng cả hai giới có thể sinh sản sớm từ khi 5 tuần. Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau: a) Chuột được xếp vào nhóm động vật có xương sống nào? b) Số lượng chuột con trung bình được sinh ra mỗi năm/ một chuột mẹ? c) Tác hại và biện pháp phòng tránh chuột.
Đọc đoạn thông tin sau:     Cá voi xanh hay còn được biết đến với cái tên cá ông. Cá ông thuộc phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Chúng sinh sống ở tất cả đại dương trên Trái Đất. Chúng tiến hoá từ những loài động vật có vú sống trên đất liền và họ hàng gần với chúng nhất là hà mã.     Thoạt nhìn, cá voi giống cá. Song cũng như thú, cá voi là loài có vú, một động vật hằng nhiệt, thai sinh nuôi bằng sữa mẹ. Do đó cá voi là loài thú biết bơi. Hằng triệu năm trước tổ tiên chúng rời bỏ đất liền ra sống ngoài biển khơi. Thời gian trôi đi chúng tiến hóa thích nghi với môi trường, trở nên trơn láng do lông mao tiêu giảm và thân hình khuôn dài. Không như loài cá lấy oxygen từ nước, cá voi phải thường xuyên nổi lên mặt nước để thở. Dùng oxygen của không khí rất hiệu quả, nên hầu hết cá voi ở biển là những tay bơi rất giỏi và những thợ săn cừ khôi. Người ta ghi nhận cá voi sát thủ có thể bơi với vận tốc 56 km/h nhờ khối lượng cơ bắp mạnh mẽ. Không như loài cá, cá voi có vây đuôi nằm ngang và bơi theo chiều dọc.     Con đực thường lớn hơn con cái, vào mùa xuân là thời điểm thích hợp để các voi giao phối, thời gian mang thai của chúng thường kéo dài một năm. Cá voi sinh con thường chọn những vùng biển ấm áp, sau khi ra đời cá voi con bám theo mẹ để tận hưởng dòng sữa đầy chất béo của mẹ.     Chẳng có nhóm động vật nào bị săn bắt một cách tàn nhẫn như cá voi. Đã có thời kì chúng có mặt khắp đại dương, nhưng bây giờ còn rất ít do nạn săn bắt, ô nhiễm môi trường nước do đó khả năng chẳng bao giờ có thể hồi phục được số lượng. Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nhờ những đặc điểm nào mà cá voi được xếp vào lớp thú? b) Quan sát bên ngoài, đặc điểm nào để phân biệt giữa loài thú biết bơi so với động vật ở loài cá? c) Hiện nay loài cá voi có số lượng còn rất ít, theo em cần phải làm gì để bảo vệ cá voi không tuyệt chủng?
Rắn hổ mang chúa (danh pháp Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới. Rắn có thể mở rộng quai hàm nuốt con mồi lớn nhờ hai xương khớp nối lỏng lẻo tại hàm dưới. Với cấu trúc bộ răng sở hữu cặp răng nanh ngắn cố định tại hàm trên, phía trước miệng kèm theo hệ thống tiết độc vào con mồi. Rắn không có xương mỏ ác, nên xương sườn của nó có thể cử động tự do trước sau và mở rộng sang hai bên. Khi cơ liên sườn co bóp, làm cho xương sườn di động về phía trước, nhờ đó vảy bụng hơi nhô lên, đầu nhọn của vảy nhô lên giống như bàn chân giẫm lên mặt đất hoăc vào cơ thể vật khác, đẩy cơ thể tiến về phía trước. Loài rắn này tiết ra chất độc và chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi. Trong nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động lên thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Nọc độc rắn tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ và cuối cùng tê liệt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến tới hệ tuần hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê sau đó tử vong nhanh chóng do suy hô hấp. Khi bị rắn cắn phải cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, để nạn nhân nằm yên và trấn an họ, sơ cứu, cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông mạch máu. Cần theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu nhịp thở > 30 lần/phút, yếu hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.     Ngày nay số lượng rắn hổ mang chúa sụt giảm đáng kể tại nhiều nơi phân bố. Do con người phá rừng khai thác gỗ, lấy đất canh tác hay mở rộng đất định cư. Rắn hổ mang chúa cũng bị săn bắt lất thịt, da, mật hoặc nọc độc phục vụ cho y học cổ truyền Trung Quốc. Loài này cũng bị săn bắt trái phép với mục đích buôn bán lậu động vật quốc tế. Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau: a) Rắn không có chân làm sao có thể di chuyển trên mặt đất? b) Vì sao rắn có thể tấn công và nuốt con mồi lớn? c) Nếu bị rắn cắn ta nên làm gì? d) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài rắn tránh bị tuyệt chủng?
Em hãy đọc thông tin sau:     Không khí cho phép các sinh vật sống có thể thở được. Nó cung cấp cho các cơ quan lượng oxygen cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào và thải ra khi carbonic. Khi thở, không khí vào miệng và mũi, sau đó chuyển tới khí quản và đi tới phổi. Từ đó, một phần oxygen có trong không khí đi vào máu. Ngược lại, máu dẫn khí carbonic trở lại phổi để thải chúng ra ngoài qua khi quản, mũi và miệng. Phổi của con người hoạt động như một ống thổi. Chúng phồng lên để đón lấy không khí giàu oxygen, rồi xẹp xuống để đẩy khí carbonic do các tế bào của máu thải ra. Các lá phổi là những bộ phận có khả năng đàn hồi, chính vì vậy chúng có thể tăng hay giảm dung tích theo nhịp hô hấp. Chúng tăng dung tích để nhận đầy không khí (hít vào) và giảm dung tích để làm rỗng phổi (thở ra). Để đảm bảo sự sống, chúng ta cần hít vào và thở ra khoảng 25.000 lần trong một ngày. Ở các độ cao lớn, sự giảm oxygen trong không khí có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, các nhà leo núi đôi khi cần phải trang bị các bình oxygen. Hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Chất khí nào cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào? b) Vì sao các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen? c) Khi thở, người ta hít vào khoảng 250 cm3 không khí, vậy thể tích của khí oxygen hít vào của một người trong một ngày là bao nhiêu?