Danh sách câu hỏi

Có 51,385 câu hỏi trên 1,028 trang
Hình A mô tả một đoạn NST từ tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có 6 băng (kí kiệu từ 1 đến 6) tương ứng với 6 locus gen khác nhau chưa biết trật tự trên NST (kí hiệu từ A đến F). Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 5 thể dị hợp tử về đột biến mất đoạn NST (từ I đến V) xuất phát từ một dòng ruồi giấm mang kiểu gen đồng hợp kiểu dại ở tất cả 6 locus gen (hình vẽ). Khi tiến hành lai giữa mỗi thể đột biến mất đoạn (từ I đến V) với cùng một dòng ruồi giấm đồng hợp về các đột biến lặn tại cả 6 locus gen (kí hiệu từ a đến f) thu được kết quả ở bảng B. Chú thích hình: Các đoạn chỉ ra đoạn NST bị mất so với NST ruồi giấm kiểu dại. Hình A Các dòng đột biến mất đoạn Cá thể có kiểu gen đồng hợp   a b c d e f I - + + - + - II + + - - + + III + + - - + - IV - + + + - - V - - + + - + Bảng B Phân tích các dữ liệu trên, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất đoạn NST có thể giúp xác định được các đoạn mất có chứa các locus gen. II. Đoạn mất I chứa 3 locus A, C và F. III. Trình tự các locus gen là C – D – F – A – E – B. IV. Cho lai giữa hai dòng ruồi giấm đột biến III và IV, kết quả thu được 25% hợp tử không phát triển. Ta chắc chắn sẽ kết luận được hợp tử này vẫn có sức sống và sinh trưởng bình thường.
Phân lập được 2 dòng đột biến ở một loài côn trùng (gọi là dòng I và dòng II) đều bị mất khả năng nhận biết mùi ethanol và có đốt chân ngắn, riêng tính trạng đốt chân ngắn do đột biến ở hai gen khác nhau cùng gây nên. Dạng kiểu dại nhận biết được mùi ethanol và có đốt chân bình thường. Người ta tiến hành các phép lai sau: - Phép lai 1: lai ruồi cái kiểu dại thuần chủng với ruồi đực thuần chủng dòng I, F1 thu được 100% ruồi bị mất khả năng nhận biết mùi ethanol. - Phép lai 2: lai ruồi cái kiểu dại thuần chủng với ruồi đực thuần chủng dòng II, F1 cũng thu được 100% ruồi bị mất khả năng nhận biết mùi ethanol. - Phép lai 3: lai phân tích ruồi đực thu được từ phép lai 1, F1 thu được 337 ruồi kiểu dại, 62 ruồi đốt chân ngắn, 58 ruồi không nhận biết được mùi ethanol và 343 ruồi đột biến ở cả hai tính trạng. - Phép lai 4: lai ruồi đực kiểu dại thuần chủng với ruồi cái thuần chủng dòng I, thu được 100% ruồi kiểu dại. - Phép lai 5: lai giữa dòng I và dòng II thuần chủng, F1 thu được 100% ruồi đột biến về cả hai tính trạng. Cho biết: In vết gen là một hiện tượng di truyền biểu sinh khiến cho gen được biểu hiện theo cách riêng ở tùy thuộc vào nguồn gốc gen nhận từ bố hay mẹ. Các dạng in vết gen đã được chứng minh trong nấm, thực vật và động vật. Tính đến năm 2014, có khoảng 150 gen in vết được biết đến ở chuột và khoảng một nửa trong số chúng ở người. In vết gen là một cơ chế di truyền không phụ thuộc với di truyền Mendel cổ điển. Nó là một cơ chế di truyền biểu sinh liên quan đến quá trình methyl hóa DNA và methyl hóa histone mà không làm thay đổi trình tự di truyền. Những dấu hiệu biểu sinh được thiết lập ("in vết") trong dòng tế bào mầm (tinh trùng hoặc tế bào trứng) của bố mẹ và được duy trì thông qua các lần phân bào ở tế bào soma của một sinh vật. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên ở F2 thu được tổng số 10000 con, trong đó 100% đều không nhận biết mùi ethanol và có 591 con chân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Tính trạng độ dài đốt chân tuân theo quy luật di truyền liên kết gen. II. Tính trạng khả năng nhận biết mùi ethanol do hiện tượng in vết gen theo dòng mẹ gây ra. III. Hai tính trạng nêu trạng di truyền liên kết gen không hoàn toàn với nhau. IV. Chỉ có một bản đồ di truyền phù hợp của các thể đột biến.