Danh sách câu hỏi

Có 55,607 câu hỏi trên 1,113 trang
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi Đáp án Câu vào mỗi 6 trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Từ một quần thể ban đầu. Có một nhóm cá thể của quần thể phát sinh đột biến có được kiểu gene nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gene do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Cho các sự kiện sau đây: 1. Những cá thể phát sinh đột biến có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. 2. Trong quần thể ban đầu xuất hiện một số đột biến làm thay đổi tần số alelle và tần số kiểu gene. 3. Sự tác động của chọn lọc tự nhiên làm cho vốn gene của nhóm cá thể mang đột biến ngày càng khác xa với vốn gene của quần thể gốc. 4. Quá trình giao phối đã phát tán gene đột biến trong quần thể. Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành loài mới.
Người ta phân lập được 5 thể đột biến liên quan đến operon trp. Tiến hành phân tích DNA của các thể đột biến, người ta thấy mỗi chủng mang 1 trong 5 đột biến sau: trpR- ,trpO-, trpP-, trpE- và trpC- (các đột biến này đều là các đột biến mất chức năng). Tiến hành phân lập đoạn DNA mang operon trp từ mỗi thể đột biến (gọi là thể cho) và biến nạp đoạn DNA này vào các thể đột biến khác tạo ra chủng lưỡng bội từng phần (gọi là thể nhận). Sau đó, các thể nhận được nuôi trên môi trường tối thiểu không chứa amino acid tryptophan. Sự sinh trưởng của các thể nhận được thể hiện ở bảng sau. Thể nhận Thể cho M1 M1 M1 M1 M1 M1 ? + + + + M1 ? ? - - + M1 ? ? ? + + M1 ? ? ? ? + M1 ? ? ? ? ? Chú thích: (?) là kết quả không mô tả, (+) sinh trưởng, (-) không sinh trưởng a) Trong điều kiện môi trường không có amino acid tryptophan, các thể đột biến trpR- và trpO- sẽ có khả năng sinh trưởng. b) Thể đột biến trpR-  có khả năng sinh trưởng trong điều kiện môi trường không có amino acid tryptophan. c) Thể đột biến trpE- và trpC- không thể sinh trưởng trong điều kiện môi trường không có amino acid tryptophan. d) Khi biến nạp DNA của thể M1 vào các thể đột biến còn lại thì các chủng lưỡng bội đều có khả năng sinh trưởng.