Danh sách câu hỏi

Có 2,467 câu hỏi trên 50 trang
Đọc đoạn văn sau: NGÔ QUYỀN ĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN      Ngô Quyền quê ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội ngày nay), làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho, lại cho quyền cai quản Ái Châu (Thanh Hoá ngày nay).      Tháng Ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết chết. Tháng Chạp năm ấy, Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra hỏi tội Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sợ, sai sứ sang cầu cứu quân Nam Hán (Trung Quốc). Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đem quân đánh chiếm, bèn sai con út là Hoằng Thao đem thật nhiều chiến thuyền, theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.       Biết tin, Ngô Quyền cùng các tướng bàn lược mưu kế. Ông liền sai đem cọc đóng xuống hai bên bờ cửa sông. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai quân đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua để dụ địch đuổi theo. Quả nhiên Hoằng Thao trúng kế. Khi chiến thuyền lọt vào vùng cắm cọc, đợi đến khi nước triều rút, cọc nhô dần lên, Ngô Quyền bèn tung quân, liều chết mà đánh. Quân Hoằng Thao bị rối loạn, nước triều lại xuống gấp, thuyền vướng cọc mà lật úp, quân sĩ chết đến quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt và giết được Hoằng Thao. Vua Nam Hán được tin, thương khóc mãi rồi thu nhặt tàn quân của Hoằng Thao còn sót lại và rút về. Ngô Quyền đã đánh tan cả trăm vạn quân của Hoằng Thao, dựng nước và xưng vương, khiến giặc phương Bắc phải khiếp sợ, không dám bén mảng đến nước ta. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Ngô Quyền có mối quan hệ như thế nào với Dương Đình Nghệ?
Đọc đoạn văn sau: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG      Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.      Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế.      Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. (Hà Ánh Minh) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Dàn nhạc trong khoang thuyền gồm mấy loại nhạc cụ?
Đọc đoạn văn sau: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bằng đấy ngày. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.   Cô bé có hoàn cảnh sống như thế nào?
CHỒI BIẾC Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân. Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hằng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đã này ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung ... rồi kết quả. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau.   Bài văn tả cảnh gì?
QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo. Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì... Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”.   Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai?