Danh sách câu hỏi

Có 8176 câu hỏi trên 164 trang
Sự tích ông Đùng, bà Đùng Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lồ. Hồi ấy, đất thì cao thấp, lỗi lõm. Cây cối hoang dại mọc chẳng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy. Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bởi đất đảng trước, bà Đùng hì hục vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cũng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay. Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" như bây giờ. (Theo Truyện cổ dân tộc Mường) * Nội dung chính: Bài đọc “Sự tích ông Đùng, bà Đùng” kể về câu chuyện từ xưa ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường vậy nên người dân gọi họ với tên gọi là ông Đùng, bà Đùng. Họ đã giúp người dân nơi đây dẫn nước, vét đất, đào bới tạo ra dòng sông Đà ngày nay. Nguyên do dòng sông ấy ngoằn ngoèo như bây giờ ta chứng kiến là do ông bà do làm việc vào ban đêm nhìn không rõ nên nó đã không được thẳng và tạo thành nhiều những ghềnh thác. Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?
Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đồ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm. Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rỗng khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm. Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.   (Theo Ay Dun và Lê Tấn) * Nội dung chính: Bài đọc “Nhà rông” kể về một kiểu nhà đặc trưng của người dân Tây Nguyên. Nó có một kích thước và kiểu dáng vô cùng độc lạ. Kiến trúc độc đáo gắn liền với nhiều kỉ niệm của người dân nơi đây. Đặc biệt để xây dựng hoàn thiện một ngôi nhà như vậy phải cần tới sức mạnh của nhiều người trong buôn làng. Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?