Danh sách câu hỏi

Có 4597 câu hỏi trên 92 trang
Trước ngày Giáng sinh Khách đến trước Giáng sinh một ngày. Hai chị em Lô-ra và Me-ri nghe tiếng chuông khua rộn rã, rồi một cỗ xe trượt tuyết lớn xuất hiện từ phía khu rừng và tiến đến cổng. Trong xe có dì, dượng và các em họ. Tất cả đều được trùm kín bởi những tấm chăn, áo choàng dài và những tấm da bò. Khi mọi người vào trong, ngôi nhà nhỏ bỗng đầy ắp tiếng cười. Sau khi dì cởi áo choàng cho bọn trẻ thì chúng bắt đầu chạy đùa la hét. Được một lát, em A-lít-xơ nói: – Tớ chỉ cho tất cả chơi trò gì nhé. Chúng mình tạo hình trên tuyết đi. Cô bé nói phải ra ngoài trời mới chơi được. Má giúp bọn trẻ mặc áo choàng, găng tay và áo khoác để giữ ấm. Bọn trẻ chưa bao giờ được chơi vui đến thế. Mỗi đứa tự leo lên một gốc cây, dang rộng hai tay, rồi cùng lúc, buông mình xuống lớp tuyết dày mịn. Chúng ngã úp mặt xuống đất. Rồi chúng cố đứng lên mà không làm hỏng những hình thù đã in trên tuyết. Nếu làm khéo thì sẽ tạo ra trên lớp tuyết trắng những hình rất dễ thương. Cả bọn chơi đùa vui đến nỗi khi đêm xuống chúng vẫn còn phấn khích, cứ nằm trằn trọc mãi. Đám trẻ xì xào cho đến khi má nghe được. Má nói: "Sác-lơ ạ, bọn trẻ sẽ chẳng ngủ được nếu anh không chơi đàn cho chúng nghe.”. Thế nên ba lại lấy cây đàn vĩ cầm xuống. Căn phòng ấm áp và đầy ánh lửa sáng. Những chiếc bóng to lớn của ba má và dì dượng in trên vách trong ánh lửa bập bùng. Bọn trẻ thiếp đi trong lúc ba và cây đàn cùng hát khe khẽ... Theo Lô-ra Inh-gan Oai-đơ, Lưu Diệu Vân dịch Trong đoạn đầu, sự xuất hiện của những vị khách được tả như thế nào?
Mùa vừng Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tôi quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vùng chín. Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về, ấy là lúc vừng đến mùa thu hoạch. Lúc này, trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh. Trên đồng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng. Màu áo bà ba nâu sơn, màu nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vùng gợn nhẹ như tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa ấn tượng. Chiều về, dọc những con đường nhỏ như dải lụa đỏ quanh co vắt ngang cánh đồng, những chiếc xe bò chất đầy những bó vừng vàng tươi đang túc tắc về làng. Mùi dầu vừng mới gặt xong theo gió thoảng toả ra hăng hăng, nồng nã. Trên lưng trâu, những chú bé có chỏm tóc trái đào nở nụ cười rạng ngời trong nắng, bỏ lại đằng sau bầy chim non líu ríu gọi nhau về nhặt nhạnh những hạt vừng còn vương sót lại. Một trưa xa nhà, chiêm ngưỡng bức kí hoạ về hình ảnh người mẹ lom khom gặt những khóm vừng trĩu bông mà đứa bạn thân vẽ tặng, chợt muốn được là chú bé năm nào, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng chín vàng, rộn ràng tiếng sẻ du ca... Theo Phan Đức Lộc • Nồng nã: (mùi) rất nồng, rất đậm. • Kí hoạ: một hình thức về nhanh. • Du ca: đi khắp nơi để ca hát, biểu diễn phục vụ cộng đồng. Điều gì dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê?
Đọc truyện sau và thực hiện yêu cầu: Sự tích cây thì là Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm để xin Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,... Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới chạy đến. Nó nói vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên đã đến muộn. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông ngập ngừng: – Tên của con... thì là... thì là... Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên: – Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”! Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là. Theo truyện cổ tích Việt Nam a. Tìm các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện. b. Chọn một sự việc ở phần diễn biến và chia sẻ với bạn: Em sẽ thêm vào sự việc đó những chi tiết nào để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?
Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý: Ba lưỡi rìu Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc riu sắt. Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!". Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi: – Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con. Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. Cụ già hỏi: – Lưỡi rìu này là của con phải không? – Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con. Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi: – Chắc lưỡi rìu này là của con? – Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con. Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ: – Đây đúng là lưỡi rìu của con! Cụ già từ tốn: – Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này. Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc. Theo Truyện cổ tích Việt Nam
Mặn mòi vì muối Bạc Liêu Bạc Liêu đẹp nhất từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau, khi từng cánh đồng trở nên sinh động và rộn vui cùng diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch muối. Vào dịp tháng Ba, tháng Tư là lúc thu hoạch rộ nhất, diêm dân bắt đầu làm việc từ ba giờ sáng để tránh cái nắng chói chang đầu mùa khô. Những bóng đèn lập loè trong màn sương, trong không gian bao la trải dài nối tiếp nhau của những ô ruộng muối. Tiếng bước chân, tiếng gọi nhau í ới xen lẫn tiếng cười đùa của diêm dân làm muối đêm. Tiếng những chiếc cào gỗ cà xuống mặt ruộng sột soạt, những người đàn ông khoẻ mạnh nhất đang dồn muối thành đống, những cánh muối nở hoa trong đêm. Mặt trời lên, những đồng muối sáng rực dưới nắng sớm như những viên kim cương lấp lánh. Nắng càng gay gắt, muối càng mau khô. Mặt ruộng lúc này tựa như những tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh sáng và bóng của diêm dân, tạo nên khung cảnh thơ mộng mà sinh động như bức tranh sơn dầu nghệ thuật. Những hạt muối được làm ở Bạc Liêu có hương vị riêng. Tình nghĩa đậm đà của người dân gửi gắm qua từng hạt muối như tấm lòng của những người con luôn bám chặt lấy nghề trước cơ cực, gian nan, chân chất nhưng thấm đẫm nghĩa tình quê hương. Theo Khánh Phan   Diêm dân: người dân sống bằng nghề làm muối.