Danh sách câu hỏi

Có 2,282 câu hỏi trên 46 trang
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời […]. Chạng vạng, tôi xếp đồ bỏ vô túi quẩy đi. Mới đầu tôi tính đi xa thiệt là xa kìa, nhưng nghĩ lại tôi đi xa thì ba mẹ tôi làm sao kiếm gặp. Ba mẹ tôi dứt khoát phải suy nghĩ về thái độ quá khắt khe của mình khi thấy thằng con quý tử đang lăn lóc vỉa hè. Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây […] Ở đó, tôi gặp thằng Lụm. […] Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi: - Mầy đi đâu mà ngồi đây? Tôi nói dõng dạc để chứng tỏ con người mình đầy dũng cảm: - Đi bụi đời Nó chê liền: - Tướng mầy mà đi bụi? Yếu như cọng bún mà nói đi bụi, mắc cười. Tôi giận lắm, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi nhún vai ra chiều không chấp. Tôi hỏi lại nó ra đây làm cái gì. Nó nói, nó tìm má nó. Tôi hỏi má nó ở đâu, nó lắc đầu hỏng biết. Tôi hỏi tới: - Sao kỳ vậy? Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy. - Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè. - Là sao?- tôi chưng hửng. - Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao tên Lụm đó. - Sạo hoài. Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản: - Thiệt đó, biết sao tao đen thui vậy hôn?- Nó chìa ra cái mặt như chàm cháy – tao bị bỏ ngoài nắng đó. Hồi đó ở ngã tư nầy vắng hoe hà, tao nằm khóc cả buổi mà đâu có ai hay. Tới chừng đói qúa tao mới khóc, tao khóc rổn rổn luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà. Rồi cái có bà dì bán bánh mì chạy lại, bồng lên, đâu có sữa, bà dì mới móc ruột bánh mì cho tao trấp trấp đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn. Bà dì thấy tao dễ nuôi, nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại. Tao lớn mà hổng tốn một miếng sữa nào hết, hay chưa? […] - Sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi: - Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức. Ba tao đánh tao.[…] Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.- Mày sướng thiệt (trời, bị đánh mà sướng nỗi gì). Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu! Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi: - Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ lắm. - Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu - thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời!- Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã. […] Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng. Tôi muốn trở về. Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy để nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bay giờ. Tôi ngồi lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay. Thấy bóng mẹ đứng sịch trước mặt mình, tôi bật khóc: - Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi. Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi. - Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn. Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi với đôi mắt buồn tủi. Tôi quẹt nước mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh: - Em về nghen, anh Lụm. […] Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không: - Mai mốt ra đây chơi, nghen mậy! Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời “Bạn con. Anh Lụm. Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…” không biết thằng Lụm “còi” có biết tôi đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi. Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước.[…] (Trích Lụm Còi, Nguyễn Ngọc Tư) Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: THƯƠNG QUÁ RAU RĂM                                                                           (Nguyễn Ngọc Tư) Ông Tư Mốt chỉ cái dải xanh mù mù trong mưa, bảo cù lao Mút Cà Tha kìa. Văn ờ, nói thấy xa quá chú ha. Ông cười, gạt ngang, xa gì, đây tới đó mấy hồi. Rồi chiếc xuồng máy nhỏ mong manh rập rờn đi trong giông gió. Người thành phố ngồi ngấm cái "mấy hồi" của ông già, mừng tủi thấy màu xanh cây cỏ cù lao đã thẫm trước mắt (mà sau mới biết mình mừng hụt). …. Ông Tư kè chiếc xuồng vô sau, giậm chân giậm cẳng bứt đầu gãi tóc như thể mình vừa lỡ tay làm nên cơn giông chiều nay. Bởi ông biết rằng, mưa gió kia, sóng nước mênh mông kia và cả màu chiều đang lịm dần kia sẽ làm cho người bác sĩ trẻ này thất vọng. Bác sĩ thứ sáu về làm việc ở trạm xá cù lao. Năm người trước đã ra đi, đi vì không chịu nổi thiếu thốn. Và buồn. Lược một đoạn:  Nhà cửa ở cù lao nằm thưa thớt. Bên đường thấp thoáng nhiều nấm đất con con của những đứa trẻ kiệt sức vì bị đẹn ,bị sốt xuất huyết…Người cù lao hiểu biết nhiều, nhưng vẫn còn chuyện rủi may, còn người bị rắn độc cắn, chết trên đường ra bệnh viện huyện. Hôm ấy, trưởng ấp Tư Mốt tuyệt vọng nắm chặt hơi thở cuối của ông bạn láng giềng trong tay, tuyệt vọng thấy nó tan đi, ông về nhà viết lên tường trạm xá "Cương quyết chỉ chết vì già”. Nhân viên y tế nào mới về ngó câu khẩu hiệu ấy cũng cười, cũng thương. Nhưng rồi nửa khuya ngồi ăn mì gói, nghe cú kêu lẫn tiếng radio khọt khẹt (để chút âm thanh cho đỡ quạnh), vạch đi vạch lại tờ báo cũ mèm, họ sực nhớ phải về quê lấy vợ lấy chồng, sực nhớ vợ mình mới sinh, sực nhớ tội nghiệp ba má đã già…Và họ từ giã cù lao. Ông Tư Mốt ờ ờ ra chiều thông cảm vẻ mặt cố tỏ ra không buồn nhưng hàm râu xuôi xị. Họ ngoắc đò đi rồi ông còn đứng mãi trên bến, nghĩ giận đám trẻ cù lao đã được học hành nhưng chẳng đứa nào chịu quay về. Nên ông bảo với bốn mươi cái nóc gia sống trên Mút Cà Tha, “Bất cứ người xứ lạ nào đến làm việc ở đất cù lao đều quý, mình phải đối xử cho tử tế, thiệt tử tế”. Gặp Văn lần đầu tiên, ông nghĩ ngay, phải giữ thằng nhỏ này ở lại cù lao, thấy cái mặt buồn buồn, ngó bộ đàng hoàng. Ông nghĩ là mình có cách, không có gì sâu nặng bằng tình cảm người với người. Thì ông đã rịt chân mấy cô giáo cho đám trẻ ở cù lao đấy thôi… Lược một đoạn: Ông Tư Mốt tìm mọi cách để giữ chân Văn lại làm việc ở cù lao, nhưng cuối cùng thì tình nghĩa của ông và mọi người cũng không đủ sức níu giữ Văn. Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn. Văn không từ giã ông một lời, để nói cháu về vì má cháu đau, hoặc cháu ra ngoài trung tâm y tế huyện một tí rồi lên xe đi luôn cũng được, dù nhìn vào đôi mắt đang cụp xuống kia, biết người ta nói dối, dù trong tâm trí ông đã vẫy tay để chào xa mãi. […]                        (Theo Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2010, tr17-26) Xác định ngôi kể của văn bản trên.
Phần 2: Viết (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Nhà mẹ Lê (Thạch Lam) và Làm mẹ (Nguyễn Ngọc Tư). Đoạn trích 1: NHÀ MẸ LÊ (Thạch Lam) […] Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29) Đoạn trích 2: LÀM MẸ (Nguyễn Ngọc Tư) (Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau đã nhiều năm nhưng không có con vì năm cưới chú, việc cắt khối u buống trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Bởi niềm khao khát về đứa con chưa lúc nào nguôi nên dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh gia đình ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì. Em bé trong bụng chị Lành ngày một lớn đem đến niềm vui vô bờ cho chú dì, và cũng dấy lên tình mẫu tử ở chị Lành.) Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe: - Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè. Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫn, đứa bé con chòi đạp rối rít. Chị Lành cười giòn: - Nó mạnh quá chị ha.... Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không. Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau... (Nguyễn Ngọc Tư, Làm mẹ, Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 5/2024) Chú thích: * Thạch Lam (1910-1942), sinh ra tại Hà Nội, trong gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm trước biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. * Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: LÃO ỨNG (Tóm tắt: Lão Ứng, một lão già nghiện rượu, và có tật trộm cắp. Nhưng tật đó đột ngột chấm dứt sau cái chết của bà Hinh, vợ lão. Cũng từ đó, xóm thôn lặng lẽ hẳn. Nhưng đêm đó, tôi và lão bắt gặp thằng Khánh con cô Tân trộm chuối. Cô Tân là cô giáo của tôi, nhà cô nghèo, lại bênh quanh năm. Chú Nam, chồng cô hy sinh ở chiến dịch. Nhưng chiều thứ bảy, tôi vừa khăn gói về nhà thì…). - Mẹ bảo sao? - Tôi dựng vội cái xe vào góc sân hỏi vội vàng - Lão Ứng lại ăn trộm ư? Sao người ta bắt được lão nhỉ? Con... - Ôi dào! Giá lão không say bí tỉ có lẽ cũng chẳng bắt nổi. Sáng bạch ra ngày, mọi người đi làm đồng thấy lão rúc đầu vào cây rơm nhà Thu Nhị cạnh bờ mương, cách vườn chuối chẳng đáng là bao ngáy khò khò, chân thò ra ngoài nhem nhuốc những bùn cùng đất. Còn cái bi-đông rượu của lão, nó rơi ngay cạnh vườn chuối... Bị dựng dậy, lão mắt nhắm mắt mở chui ra khỏi cái ổ rơm ấm áp nhận ngay cái bi-đông ấy là của mình. Người ta điệu lão đến trụ sở xã. Nhưng đúng là chưa lần nào mẹ thấy lão Ứng như lần này. Dân quân hỏi, lão cứ lúng ba lúng búng, mặt mũi bần thần, một mực kêu oan không nhận là mình ăn cắp. Lão còn lấy cả vong hồn bà vợ già đã mất của mình ra đảm bảo. Người ta không thèm nghe. Thế là lão nói tên con. Lão bảo, đêm hôm ấy, con đã cùng đi bắt chuột với lão... - Rồi sao nữa hả mẹ? - Tôi sốt ruột, nóng nảy cắt ngang - Mẹ nói nhanh lên nào? - Người ta bắt đầu nghi hoặc... Đùng một cái, đến chiều, lão nhận tuốt. Lão kể rành mạch việc chặt sáu buồng chuối thế nào, khuân lên bờ rồi mang bán ra sao. Lão cũng xin lỗi mẹ vì đã bịa ra việc con đi bắt chuột với lão. Thế là xong chuyện! Chán thật, lão cũng đã già rồi... Nghe đến đó, tôi chẳng nói chẳng rằng, chạy bổ sang nhà lão Ứng. Lão đang ngồi thu lu ở góc chiếu với bi-đông rượu - vẫn cái bi-đông ấy - và mấy củ lạc rang. - Mày đã về đấy à? - Lão hỏi vọng ra khi thấy tôi. - Chào lão Ứng! Cháu... - Ngồi xuống đây! Mẹ mày kể rồi hả? - Vâng!... Tại sao lão lại nhận là mình đã chặt trộm chuối? Thằng Khánh nó... - Đêm qua, tao đi bắt chuột ở đồng Tám Mẫu. Thằng Khánh mò ra tìm và đưa tao gói này - Vừa nói lão vừa lần lần trong người, đưa một cái bọc nhỏ, hơi nhàu nát ra trước mặt tôi - Sáu trăm ngàn mày ạ! Nó cảm ơn và xin trả lại tao số tiền đã nộp phạt. - Thế ạ! - Tôi cất giọng rời rạc. - Tao chỉ phải nộp có năm trăm ngàn thôi. Nhưng làm gì có tiền nên đi vay lãi ngày nhà Minh Thục xóm ngoài, bảy phân đấy! Nhà ấy bao giờ cũng thế! Khiếp thật... Còn mấy chục, mai mày đến nhà giáo Tân đưa cho thằng Khánh hộ tao, bảo là chỉ hết chừng ấy! Giá tao dư dả thì lấy của nó năm trăm thôi. Nhưng... mày thấy đấy!... - Dạ, cháu hiểu lão. Nhưng sao lão lại làm thế? - Ôi dào! Chẳng sao cả! Thằng Khánh sau lần này chắc sợ vãi tè ra rồi. Đố dám ăn cắp nữa! Đêm qua tao cũng bảo với nó rằng, nếu nó còn dại dột đi chôm của người ta nữa, tao sẽ kể lại chuyện trộm chuối này cho cả làng nghe. Lúc đó thì... Nó khóc và hứa rồi! Còn tao, thêm một chuyện này nữa thì có làm sao! Tao đã thề không đi ăn trộm nữa thì chắc từ giờ sẽ hết tai bay vạ gió thôi... Lần này, coi như tao giúp giáo Tân một chút thôi mà!...           (Huệ Minh, Lão Ứng, dẫn theo vov. Vn, đọc Truyện ngày 31- 8 - 2023) Xác định ngôi kể của người kể chuyện.
Phần 2: Viết (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Ông ngoại (Nguyễn Ngọc Tư) và Giàn bầu trước ngõ (Nguyễn Ngọc Tư). Đoạn trích 1: ÔNG NGOẠI (Nguyễn Ngọc Tư) (Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ) Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi:" Ngoại chăm sóc hoài không chán sao? ", Ngoại nói" Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu ". (Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già và thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.) Hôm bữa Dung nói với ông: - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi? Ông nhìn Dung thật lâu:" Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn ". Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không. Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:          - Sao con không hát, con hát rất hay mà. - Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi: - Ngoại có thích nghe không? Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù. (Tóm tắt: Sinh nhật Dung, ông và Dung cùng làm bánh kem mời bạn bè đến thật đông. Hôm ấy, hai ông cháu cùng nhảy điệu tango, đám bạn ai cũng khen, Dung hãnh diện lắm.) (Trích Ông ngoại, tập truyện Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư, NXB trẻ, 2001) Đoạn trích 2: GIÀN BẦU TRƯỚC NGÕ (Nguyễn Ngọc Tư) Tóm tắt: Gia đình tôi không thích giàn bầu vì gây bất tiện và khiến họ ngán ăn, nhưng không ai dám chặt vì đó là của bà nội, bà trồng để nhớ quê. Cha tôi cho rằng quê hương là khắp đất nước và đã đưa bà nội lên thành phố sống cùng gia đình. Ở nhà tôi, công việc nhàn đến mức bà thơ thẩn vào rồi lại thơ thẩn ra. Nhà cao cửa rộng, khéo đi, cả ngày chẳng ai gặp mặt ai. Chị tôi đi học cả ngày, mẹ tôi đến sở. Bà ra cửa trước, tôi vào cửa sau, bà lên lầu, cha đi xuống, gặp nhau ở lối ngõ cầu thang, nội ngó cha, nhắc “Lúc này bay bận rộn, đến không không ăn cơm ở nhà, khéo ngã bệnh nghen con”. Cha cười “má khỏi lo”. Rồi mỗi người mỗi ngả. Bà năng xuống bếp, quấn quít ở đấy. Chị bếp khoe: - Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen. Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quê này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú....toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi " Bánh đó ăn ra làm sao? " Tôi khoe "Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm."Chị Lan tròn mắt" bánh gì tên ngộ vậy? Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè để đỡ ám khói tường nhà. Bà bảo: "Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon". Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nội cười, đưa cho tôi mảnh vỏ dầy hình trái tim nỏ xíu. - Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo. Tôi không nén được xuỳ một tiếng. - Thời này ai đeo mấy thứ này, nội làm chỉ mất công. Trong đôi mắt đùng đục của bà, tôi thấy có một nỗi buồn sâu kín…..  Tóm tắt: Giàn bầu thưa dần đi khi trời mưa và bà nội tôi bị tai biến não, trở nên lơ ngơ và chỉ nhớ về quá khứ. Cha tôi nói rằng dù có thể đưa người ta ra khỏi quê hương, nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim họ, điều mà tôi thấy đúng khi nhìn bà nội ngồi lặng lẽ dưới giàn bầu. (Trích Giàn bầu trước ngõ, Nguyễn Ngọc Tư, sach.info/story.php) Chú thích: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau. Giọng văn Nguyễn Ngọc Tư giàu chất Nam Bộ, lối kể nhẹ nhàng. Sáng tác của cô chủ yếu viết về những câu chuyện bình dị của con người vùng sông nước Nam Bộ - quê hương tác giả, mượn văn hóa Nam Bộ để bao bọc khát vọng đem tình người ấm áp hòa giải mọi ranh giới, mọi khoảng cách. Với trái tim nhân hậu, nhạy cảm, Nguyễn Ngọc Tư đã dành sự quan tâm yêu mến đặc biệt cho đối tượng trẻ em.
Phần 2: Viết (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Ông ngoại (Nguyễn Ngọc Tư) và Giàn bầu trước ngõ (Nguyễn Ngọc Tư). Đoạn trích 1: ÔNG NGOẠI (Nguyễn Ngọc Tư) (Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ) Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi:" Ngoại chăm sóc hoài không chán sao? ", Ngoại nói" Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu ". (Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già và thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.) Hôm bữa Dung nói với ông: - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi? Ông nhìn Dung thật lâu:" Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn ". Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không. Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:          - Sao con không hát, con hát rất hay mà. - Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi: - Ngoại có thích nghe không? Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù. (Tóm tắt: Sinh nhật Dung, ông và Dung cùng làm bánh kem mời bạn bè đến thật đông. Hôm ấy, hai ông cháu cùng nhảy điệu tango, đám bạn ai cũng khen, Dung hãnh diện lắm.) (Trích Ông ngoại, tập truyện Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư, NXB trẻ, 2001) Đoạn trích 2: GIÀN BẦU TRƯỚC NGÕ (Nguyễn Ngọc Tư) Tóm tắt: Gia đình tôi không thích giàn bầu vì gây bất tiện và khiến họ ngán ăn, nhưng không ai dám chặt vì đó là của bà nội, bà trồng để nhớ quê. Cha tôi cho rằng quê hương là khắp đất nước và đã đưa bà nội lên thành phố sống cùng gia đình. Ở nhà tôi, công việc nhàn đến mức bà thơ thẩn vào rồi lại thơ thẩn ra. Nhà cao cửa rộng, khéo đi, cả ngày chẳng ai gặp mặt ai. Chị tôi đi học cả ngày, mẹ tôi đến sở. Bà ra cửa trước, tôi vào cửa sau, bà lên lầu, cha đi xuống, gặp nhau ở lối ngõ cầu thang, nội ngó cha, nhắc “Lúc này bay bận rộn, đến không không ăn cơm ở nhà, khéo ngã bệnh nghen con”. Cha cười “má khỏi lo”. Rồi mỗi người mỗi ngả. Bà năng xuống bếp, quấn quít ở đấy. Chị bếp khoe: - Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen. Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quê này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú....toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi " Bánh đó ăn ra làm sao? " Tôi khoe "Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm."Chị Lan tròn mắt" bánh gì tên ngộ vậy? Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè để đỡ ám khói tường nhà. Bà bảo: "Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon". Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nội cười, đưa cho tôi mảnh vỏ dầy hình trái tim nỏ xíu. - Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo. Tôi không nén được xuỳ một tiếng. - Thời này ai đeo mấy thứ này, nội làm chỉ mất công. Trong đôi mắt đùng đục của bà, tôi thấy có một nỗi buồn sâu kín…..  Tóm tắt: Giàn bầu thưa dần đi khi trời mưa và bà nội tôi bị tai biến não, trở nên lơ ngơ và chỉ nhớ về quá khứ. Cha tôi nói rằng dù có thể đưa người ta ra khỏi quê hương, nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim họ, điều mà tôi thấy đúng khi nhìn bà nội ngồi lặng lẽ dưới giàn bầu. (Trích Giàn bầu trước ngõ, Nguyễn Ngọc Tư, sach.info/story.php) Chú thích: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau. Giọng văn Nguyễn Ngọc Tư giàu chất Nam Bộ, lối kể nhẹ nhàng. Sáng tác của cô chủ yếu viết về những câu chuyện bình dị của con người vùng sông nước Nam Bộ - quê hương tác giả, mượn văn hóa Nam Bộ để bao bọc khát vọng đem tình người ấm áp hòa giải mọi ranh giới, mọi khoảng cách. Với trái tim nhân hậu, nhạy cảm, Nguyễn Ngọc Tư đã dành sự quan tâm yêu mến đặc biệt cho đối tượng trẻ em.
Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Lược phần đầu: Mùa hè năm nay, Tâm và vợ chàng về nghỉ mát ở nhà một người bạn ở vùng thôn quê. Khi người bạn mời thì Tâm nhận lời ngay, vì chàng tính được chỗ nghỉ mát suốt một tháng hè không phải mất tiền, vả lại tiện hơn nữa, chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó) Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang, chắc chắn Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa. Hoặc có nghĩ đến, chỉ để lại tự chế riễu mình, khi còn nhỏ, đã có cái đời ở thôn quê là giản dị, và sung sướng. Chàng mơ màng yêu một cô thôn nữ, và ước mong cùng nhau sống trong cảnh thanh bạch dưới một túp lều tranh. Cái mộng ấy, bây giờ làm chàng khi nghĩ đến mỉm cười. Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế. Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường giải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học. Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay giây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm tự phụ vì mình bây giờ đã vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy. ( Lược phần cuối: Tâm gặp mẹ nhưng không thiết tha gì với cảnh nhà, chàng nói chuyện đầy vẻ xa cách, lãnh đạm với mẹ và cô hàng xóm vốn thân thiết thuở nhỏ, lòng chỉ nghĩ đến người vợ giàu đang đợi ở quán ăn. Chàng đưa cho mẹ 20 đồng bạc rồi vội vã ra về, mặc bà cụ van nài cậu ở lại ăn cơm. Đang cùng vợ dạo chơi phố chợ trước khi về, Tâm nhìn thấy mẹ. Biết là mẹ ra ga chờ để tiễn mình, hoảng hốt, Tâm giục vợ quay lại lối cũ, lên xe hơi, bắt tài xế đánh xe về ngay Hà Nội. Khi đến chỗ ngoặt Tâm thoáng thấy đứng bên cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con gái. Xe chạy làm bắn bùn lên quần áo. Tâm thấy cặp mắt đen láy của cô gái quê mở to như ngạc nhiên nhìn mình nhưng chàng không ngoảnh lại. Chàng nghĩ đến cuộc sống giàu sang hiện tại nhanh chóng lãng quên người mẹ và cảnh thôn quê.) (Trích Trở về - Trong tập truyện Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam) Chú thích: - Thạch Lam (1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông viết văn, làm báo và là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945. - Truyện ngắn của Thạch Lam không khai thác các xung đột gay gắt, không có nhiều sự việc biến cố mà đi sâu khắc họa những rung động của thế giới nội tâm con người. Người kể chuyện trong văn bản thuộc ngôi thứ mấy? Người kể chuyện đã thể hiện vai trò như thế nào trong việc kể lại câu chuyện?
Phần 2: Viết (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Nhà mẹ Lê (Thạch Lam) và Làm mẹ (Nguyễn Ngọc Tư). Đoạn trích 1: NHÀ MẸ LÊ (Thạch Lam) […] Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29) Đoạn trích 2: LÀM MẸ (Nguyễn Ngọc Tư) (Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau đã nhiều năm nhưng không có con vì năm cưới chú, việc cắt khối u buống trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Bởi niềm khao khát về đứa con chưa lúc nào nguôi nên dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh gia đình ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì. Em bé trong bụng chị Lành ngày một lớn đem đến niềm vui vô bờ cho chú dì, và cũng dấy lên tình mẫu tử ở chị Lành.) Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe: - Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè. Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫn, đứa bé con chòi đạp rối rít. Chị Lành cười giòn: - Nó mạnh quá chị ha.... Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không. Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau... (Nguyễn Ngọc Tư, Làm mẹ, Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 5/2024) Chú thích: * Thạch Lam (1910-1942), sinh ra tại Hà Nội, trong gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm trước biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. * Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.
Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: - Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi. Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó. Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn. Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm: - Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa? - Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được. - Vậy mầy được mấy bộ? - Có một bộ hà. Con bé Em trợn mắt: - Ít quá vậy? - Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó. - Vậy à? Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không. Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó: - Còn mầy? - Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn. - Mầy sướng rồi. Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới. Má nó nói hoài: “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng: - Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen? Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen: - Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng. Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé em. Thiệt đó. (Áo Tết, Nguyễn Ngọc Tư, in trong Bánh trái mùa xưa, Nxb Văn học) Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?
Phần 2: Viết (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Mây trắng còn bay (Bảo Ninh) và Một người Hà Nội (Nguyễn Khải). Đoạn trích 1: MÂY TRẮNG CÒN BAY (Bảo Ninh) (Lược phần đầu truyện: Nhân vật “tôi” (là một hành khách trên chuyến bay) kể về một bà cụ lần đầu tiên đi máy bay. Khi máy bay ra khỏi vùng thời tiết xấu, bà cụ thích thú nhìn ngắm mây bay bên ngoài cửa sổ và bắt chuyện với “tay vận comple” nhưng không được hắn đáp lại. Bà cụ không ăn gì mà chỉ xin một cốc nước lúc cô tiếp viên mang đồ đến phục vụ. Khi máy bay bay qua vùng vĩ tuyến 17, nhân vật tôi thiu thiu ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quát của tay vận comple nạt bà cụ) […] Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.  Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả? - Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất. Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt. Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc. Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn. Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ. Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng. (Trích: “Mây trắng còn bay”, Bảo Ninh, NXB Trẻ, TP. HCM, 2008) Đoạn trích 2: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Nguyễn Khải) (Lược phần đầu : Nhân vật tôi từ chiến khu về tiếp quản thủ đô và ghé qua nhà cô Hiền - chị em đôi, con dì ruột với mẹ của anh. Qua lời kể của nhân vật tôi, cô Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh nhưng cũng như những người Hà Nội bình thường khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách Hà Nội, cái bản lĩnh văn hoá của người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ riêng của mình với mọi hiện tượng xung quanh…) Gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chẳng hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời còn son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Có gì mà kinh ngạc, cô đã tính trước cả. Sau khi sinh đứa con gái út, người con thứ năm, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập, khỏi sống bám vào các anh chị”. Là thôi hẳn. Cô bảo tôi: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng. Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô vẫn răn lũ con tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Có lần tôi cãi: “Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy”. (Trích “Một người Hà Nội” , Nguyễn Khải, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82) Chú thích: * Bảo Ninh (18/10/1952) là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Ông từng là học sinh trường Bưởi - Chu Văn An, từng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam và là tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh”. Bằng trải nghiệm của riêng bản thân mình, bước ra từ thời chiến, bảo Ninh mang trong mình những suy tư nặng trĩu, những nỗi đau mất đi người thương ngay trước mắt, ông trải hết lòng vào trông áng văn. Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” ra đời vào năm 1975, vào thời kì đất nước trong giai đoạn đổi mới toàn diện * Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hành trình văn xuôi của ông tiêu biểu cho sự vận động của văn xuôi Việt Nam trước và sau 1975: Trước 1975, vẫn là cây bút giàu chất triết luận nhưng thể hiện cảm hứng lãng mạn để ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Sau 1975, Nguyễn Khải quan tâm đến số phận con người cá nhân trong cuộc sống đời thường, chú ý đến tính cách, tư tưởng của con người trước những biến động của xã hội Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập “Hà Nội trong mắt tôi”, tiêu biểu cho truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì đổi mới.
Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Lược dẫn: Vợ của nhân vật xưng “tôi” mua một con chó, nhưng nó rất xấu xí nên chẳng ai dám đến gần. Mấy người quen của nhân vật “tôi” định bụng sẽ giết thịt nó để làm một chầu nhậu, nhưng rồi giặc đến, mọi người đều phải bỏ làng chạy giặc. Vì vướng víu nên gia đình, nhân vật “tôi” đành phải bỏ con chó lại nhà cụ bếp Móm và nhờ cụ nuôi hộ. Trước khi ra đi, vợ của nhân vật “tôi” đã xích con chó vào gốc cây để nó khỏi chạy theo). “Ắng!… Ắng! Ắng!…” Tiếng con chó lồng lộn, cuống quít đằng sau bước chân tôi. Nó như gọi tôi, nó như kêu cứu, như than khóc, oán trách… Ra khỏi ngõ tôi thoảng nghe tiếng chị vợ cảnói với chồng: – Vợ chồng nhà ấy họ đi đấy à? Này, họ bỏ lại con chó cậu ạ. Và tiếng anh chồng dấm dẳn: – Đến người cũng chả chắc giữ được nữa là con chó!… Tôi xóc lại cái quai ba lô, bước theo hút cái bóng nhà tôi đang đi xăm xắm xuống đồi. […] Tiếng con chó từ trong nhà cụ bếp Móm đưa ra vẫn nghe rõ mồn một “Ắng!… Ắng! Ắng!…”. Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột gan tôi. “Thôi để chuyến này về tao nuôi. Tao sẽ nuôi mày, tao không bỏ mày đâu…”. Tôi nhủ thầm với tôi một lần nữa như vậy. (Lược một đoạn: sau khi giặc rút, gia đình nhân vật “tôi” về lại làng, nhưng nhân vật “tôi” đã quên bẵng con chó). Một hôm tôi chợt thấy cặp kính trắng lấp loáng của Đặng “cồn” từ đầu ngõ đi vào, bấy giờ tôi mới giật mình, sực nhớ đến con chó. Tôi quay lại hỏi nhà tôi: – À, mình này! Con chó nhà ta đâu nhỉ? Mình chưa vào trong cụ bếp dắt nó về à? Nhà tôi đứng ngẩn ra một lúc. Có lẽ nhà tôi cũng không ngờ rằng tôi đã về bằng ấy ngày giời rồi vẫn không nói chuyện con chó ấy với tôi. – Nó chết rồi!… – Nhà tôi nói khe khẽ. – Chết rồi? Làm sao mà chết được?… Tôi trố mắt lên hỏi lại. Nhà tôi cúi mặt xuống, thở dài: – Nó chết thương lắm cơ mình ạ. Không phải nó chết trong cụ bếp Móm đâu. Nó về nhà ta nó chết đấy. Nhà tôi ngừng lại, cắn môi chớp chớp hai mắt nhìn ra ngoài sân. Lát sau, nhà tôi đứng dậy mời Đặng vào trong nhà, rót nước mời anh rồi mới tiếp tục câu chuyện. Chao ôi! Con chó xấu xí ấy của tôi! Con chó từ lúc mua, đến lúc chết không được một lần vuốt ve! Nó đã chết một cách thảm thương và trung hậu quá. Từ hôm vợ chồng tôi gửi lại nó cho ông cụ bếp Móm, con chó không chịu ăn uống gì. Nó chỉ kêu. Nó kêu suốt ngày, suốt đêm. Một đêm, ông cụ bếp không thấy con chó kêu nữa, thì ra nó đã xổng xích đi đâu mất rồi. Hôm nghe tin giặc rút, ở trong khe đồn Khau Vắt dọn về, nhà tôi tạt vào nhà cụ bếp Móm định đem con chó về nhân thể, nhưng vào đến nơi thì nó không còn đấy nữa. Lúc ấy nhà tôi cũng yên trí là con chó mất rồi. Chắc chắn nó sẽ lạc vào một trại ấp nào đấy và người ta làm thịt nó. Nhưng khi nhà tôi về đến nhà, bà con xóm giềng vừa chạy sang láo nháo thăm hỏi thì, ở ngoài vườn sau, có mấy tiếng chó hú lên thảm thương và ghê rợn. Từ sau bụi dứa rậm rạp, con chó khốn khổ ấy lảo đảo đi ra. Người nó run lên bần bật. Nó gầy quá, chỉ còn một dúm xương da xộc xệch, rụng hết lông. Nó đói quá, đi không vững nữa. Nó đi ngã dụi bên này, dụi bên kia. Rồi nó không còn đủ sức mà đi nữa. Nó nằm bệt trên đất, rúm người lại, lết lết về phía nhà tôi. Lúc ấy cả người nó chỉ còn có cái đuôi là còn ngó ngoáy được để mừng chủ và cái lưỡi liếm liếm vào tay chủ. Khốn nạn con chó! Được gặp chủ nó mừng quá. Từ trong hai con mắt đờ đẫn của nó mấy giọt nước chảy ra. Lát sau thì nó không liếm được nữa, cái đuôi ngoáy yếu dần, yếu dần rồi im hẳn. Nó chết. Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu? […] (Trích Con chó xấu xí, Kim Lân, in trong Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học) Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?
Phần 2: Viết (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Hai lần chết của tác giả Thạch Lam và Dì Hảo của tác giả Nam Cao. Đoạn trích 1: HAI LẦN CHẾT (Thạch Lam) (Lược dẫn: Dung là con thứ bốn trong gia đình bị sa sút kinh tế. Nàng lớn lên trong sự hờ hững, lạnh nhạt của gia đình. Rồi bị mẹ già bán cho một nhà giàu để lấy mấy trăm đồng bạc.) Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi. Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.    Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến: - Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu. Rồi bà kể thêm: - Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu. Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời. (Lược dẫn: Dung ăn trộm tiền của mẹ chồng để trốn về nhà nhưng bị mẹ đẻ đay nghiến. Sáng hôm sau, mẹ chồng xuống tìm nàng.) Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ. Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy giòng nước chảy. Trí nàng sắc lại khi ước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả. Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời. […] Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm: - Cô định tự tử để gieo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về? Dung buồn bã trả lời: - Con xin về. (Trích “Hai lần chết”, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2008, tr. 75 -84) Đoạn trích 2: DÌ HẢO (Nam Cao) (Lược dẫn: Dì Hảo là con nuôi của bà tôi. Bố đẻ của dì chết đã lâu. Mẹ đẻ dì là bà xã Vận. Dù công việc buôn bán thuận lợi nhưng vì phải nuôi hai đứa con nheo nhóc cùng với đống nợ chồng chất nên bà để  dì Hảo đi ở. Mới đầu về nhà mẹ nuôi, dì Hảo khóc ghê lắm nhưng rồi cũng quen dần và trở thành một người con gái rất ngoan đạo. Đến khi lấy chồng, dì dành cho chồng tất cả tình yêu thương nhưng chồng dì lại là một kẻ cờ bạc, rượu chè, vũ phu, không yêu dì.) Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con dòng cháu giống. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy; dì làm mà nuôi hắn. Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm. Nhưng sự tai ác của ông trời bắt dì đẻ một đứa con. Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy. Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm. người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say. Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ đi bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích “Dì Hảo”, Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB Văn học, 2017) Chú thích: * Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là người đôn hậu tinh tế, rất thành công ở thể loại truyện ngắn. Thạch Lam chủ yếu khai thác thế giới nổi tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình. *  Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, là nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, là người có vẻ ngoài lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm phong phú, có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Nam Cao luôn đi sâu khai thác đời sống nội tâm, tinh thần nhân vật, sử dụng phương pháp độc thoại nội dung đầy khéo léo, tinh tế.
Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Lược đoạn đầu: Đậm là người phụ nữ hai mươi chín tuổi. Vì trót bồng bột mà có con rồi phải bỏ nhà ra đi. Đến khi ba mất, má Đậm mới rước con về. Những ngày giáp Tết, cô bán dưa hấu ở chợ thị xã. Bên trái là vạt bông của ông Chín từ miệt Sa Đéc xuống. Chỉ mình Đậm bán dưa một mình, may có Quí, một anh chàng chạy xe lam gần nhà, ít hơn Đậm bốn tuổi, tới giúp. Thấy thế, già Chín cũng cười chéo mắt vui lây…) (1) Thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi. Khiếp, mới đó đã hai mươi chín Tết. Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm. Tết này không có ba mươi, hai chín rồi tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu đi một ngày. Những khóm vàng hoa của ông Chín nở sớm từ hai bốn, hai lăm đã ngả màu vàng sậm. Bốn giờ sáng, ông đi qua bên kia đường gánh nước về tưới, than, "Thời tiết năm nay kỳ cục quá". Ông vấn điếu thuốc, phà khói, bảo: "Con biết không, nghề bán bông Tết cũng như bán lồng đèn Trung thu, qua rằm tháng Tám, có cho người ta cũng không thèm lấy. Buôn bán kiểu vậy như con gái có thì, qua rồi, khó lắm...”. Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu ngó sao muộn, ông thôi không nói nữa. Đậm nhớ con gái quá. Nghe Quí đem đồ về lại đem tin ra bảo, “Bộ đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó đòi ra với Đậm, buôn bán như vầy cực quá, chở nó ra tội nghiệp...”. Rồi Quí bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo sao mà khéo quá, bông đỏ bông vàng trổ ngay Tết. (2) Đó là lúc chờ sáng, còn rỗi rãi xẻ dưa mời nhau, chứ ngày hai chín là một ngày tất bật, nói theo dân đá banh là thắng với thua. Người mua xúm xa xúm xít. Mới một buổi đã lử lả. Đậm một mình phải coi trước coi sau. Tưởng dưa hấu đắp đập ngăn sông mà đã vợi đi quá nửa. Nhưng chắc phải đợi cho tới giao thừa. Người ta chờ tới đó sẽ rẻ nữa. Chạy xong mấy chuyến xe buổi sáng, Quí lại giúp. Từ bến xe lam lại đằng chợ chừng một trăm mét. Quí kêu, "Có ai mua nhiều, Đậm hứa đi, tôi chở tới nhà cho". Đậm thấy vui, phần thì bớt lo dưa ế, phần thấy nao nao trong lòng. Cái không khí đẹp thế này, ấm thế này, không vui sao được. Quí hỏi, "Nhà Đậm có gói bánh tét không?". Đậm hỏi lại, "Có, mà chi?". "Tôi cho, má tôi gói nhiều lắm". Quí mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ram ráp nắng. Trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời. (3) Lúc ngẩng lên được đã năm mới mất rồi. Nghe được tiếng trống giao thừa vọng về từ trung tâm thị xã. Ở đó có một lễ hội thật tưng bừng. Ông Chín đốt sáu nén nhang, chia cho Đậm nửa, biểu, "Con cúng giao thừa đi. Cầu an khang, sức khỏe, cầu năm tới giàu hơn năm nay". Mùi nhang thơm xà quần trong gió sực lên mũi Đậm một nỗi nhớ nhà. Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe. Ở chợ, người muốn về trước giao thừa thì đã bán thốc tháo để về, những người còn lại cũng cố dọn dẹp làm sao mùng một có mặt ở nhà, pha bình trà cúng tổ tiên. Ông Chín đứng chỉ huy cho con trai ông bưng mươi chậu hoa còn lại lên xe hàng, quyến luyến, "Hồi nãy con tặng bác dưa ăn, giờ bác tặng lại con với cậu nhỏ hai chậu cúc đại đóa này. Năm tới, bác có xuống không biết được ngồi gần con như vầy không. Cha, đây về Sa Đéc chắc phải nhâm nhi dài dài cho đỡ buồn quá". - Dạ, bác về mạnh giỏi, ăn Tết cho thiệt vui. Đậm vén tóc, cười, thấy thương ông quá. Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, "Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta”. Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng". Nói rồi xe vọt đi, mấy người nữa lên xe vỗ vào thùng xe thùm thùm như gửi lại lời chào tạm biệt. Khói xe xoắn ra từng ngọn tròn tròn như con cúi. (Lược đoạn cuối: Đậm quét dọn chỗ của mình rồi cùng Quí ra về. Quí cho xe chạy thật chậm, với ánh nhìn rất lạ về phía Đậm. Anh không biết vì một nỗi gì mà tới bây giờ anh chưa nói lời thương với người ta. Anh không ngại đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm xưa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ đến. Còn Đậm thì luống cuống. Quí im lặng, dừng xe hẳn. Lúc này anh thấy cần nắm lấy bàn tay lạnh tái của Đậm, rất cần. Khi ấy giao thừa đã đi qua…). (Nguyễn Ngọc Tư, Giao thừa, NXB Trẻ, TPHCM, 2022, tr.91-99) Xác định ngôi kể của văn bản trên.