Danh sách câu hỏi

Có 2427 câu hỏi trên 49 trang
Câu lạc bộ Văn học trường bạn tổ chức buổi hùng biện Tuổi trẻ và những góc nhìn xã hội. Hãy chuẩn bị bài tranh luận về một vấn đề xã hội đáng quan tâm và có những ý kiến trái ngược nhau để tham gia buổi hùng biện. Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc tranh luận Bạn nên chọn đề tài thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và không quá xa lạ với đời sống của bạn, ví dụ: + Có nên phân biệt “công việc dành cho nam” và “công việc dành cho nữ”? + Có nên cho tiền người ăn xin? + Chọn nghề cho tương lai: nên theo truyền thống gia đình hay nguyện vọng của bản thân? + Nhà trường có nên quản lí việc sử dụng mạng xã hội của học sinh? + … Xác định mục đích nói, thời gian, không gian nói và đối tượng người nghe + Bài nói nhằm mục đích gì? (rèn luyện tư duy độc lập phản biện, khả năng đánh giá đúng sai một cách khách quan, kĩ năng đối thoại để điều chỉnh ý kiến, tìm kiếm các giải pháp khác nhau cho một vấn đề, mở rộng cái nhìn đa chiều trước cuộc sống phức tạp,…). + Bài nói trong một không gian thế nào? (phòng hội trường, ánh sáng, âm thanh,…) để tận dụng lợi thế; trong thời gian bao lâu để tăng giảm nội dung nói. + Người nghe là ai? (trình độ văn hóa, đặc điểm tâm lí, giới,...) để ứng xử thích hợp (điều tiết độ phức tạp của vấn đề, lấy dẫn chứng không quá xa lạ với đối tượng;…) và lường trước tình huống phát sinh, khả năng phản ứng, chất vấn của người nghe. Tìm ý, lập dàn ý Bạn tìm ý cho bài tranh luận bằng cách trả lời câu hỏi: + Vấn đề cần tranh luận là gì? Có các ý kiến trái chiều nào về vấn đề? + Ý kiến của bản thân về vấn đề là gì? Các lí lẽ và bằng chứng nào sẽ củng cố, làm sáng tỏ ý kiến? + Giải pháp cho vấn đề là gì? Từ các ý tìm được, bạn sắp xếp theo trình tự hợp ý để có dàn ý hoàn chỉnh: + Mở đầu: nêu vấn đề cần tranh luận + Nội dung chính: tóm tắt các ý kiến trái chiều về vấn đề, trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân (lí lẽ, bằng chứng). + Kết thúc: khẳng định lại quan điểm của bản thân, đề xuất giải pháp hoặc rút ra bài học. Bạn cũng cần chuẩn bị phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ để bài nói thêm sinh động, thuyết phục và dự kiến thành phần tranh luận của mình, phản hồi của người nghe để chuẩn bị câu trả lời. Bước 2: Tiến hành tranh luận Bạn trình bày bài tranh luận của mình, đảm bảo thời gian cho phép với thái độ, ngôn ngữ hợp lí. Lưu ý: + Nêu khái quát nội dung bài nói và các luận điểm chính sẽ trình bày + Có thể đặt mình vào vị trí, lập trường của các ý kiến trái chiều để đánh giá, phân tích, so sánh,… + Tương tác tích cực với người nghe Khi thực hiện tranh luận, bạn cần lưu ý: + Chuẩn bị tâm thế lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, hiểu rằng tranh luận nhằm mục đích phân tích để làm rõ vấn đề, chứ không phải công kích cá nhân. + Trong vai trò người nghe, bạn nêu ý kiến phản biện hoặc đặt câu hỏi về những nội dung chưa chính xác trong bài nói (về luận điểm, lí lẽ, bằng chứng). + Trong vai trò người nói, bạn phản hồi thỏa đáng những ý kiến, câu hỏi của người nghe và tiếp thu những góp ý hợp lí, có tính xây dựng.