Danh sách câu hỏi
Có 6,330 câu hỏi trên 127 trang
Chọn các đáp án đúng.
Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.
Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.(Lan Khai, Lầm than)d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)Câu hỏi:- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?- Những câu này dùng để làm gì?- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).
Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!(Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử) c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.(Thép mới, Cây tre Việt Nam)d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”,… ra đời. (Ngữ văn 7, tập hai)