Danh sách câu hỏi ( Có 1,972,470 câu hỏi trên 39,450 trang )

Đọc trường hợp sau: Trường hợp. Nam, học sinh lớp 12 từ một vùng quê khó khăn, luôn nỗ lực học tập dù điều kiện sống hạn chế. Một ngày, cô Lan, giáo viên chủ nhiệm, thông báo rằng Nam đã được nhận học bổng vào trường chuyên, giúp cậu có cơ hội học tập tốt hơn. Cùng lúc đó, chị Mai, sinh viên năm cuối ngành Y, thường chia sẻ với Nam về những lựa chọn học tập của mình. Chị khuyến khích Nam theo đuổi ước mơ và cho biết cậu có thể chọn ngành học mình thích mà không bị cản trở bởi hoàn cảnh. Nhờ vào sự hỗ trợ từ cô Lan và cảm hứng từ chị Mai, Nam cảm thấy tự tin hơn trong hành trình học tập của mình. a. Nam đã nhận học bổng vào trường chuyên, điều này chứng tỏ quyền học tập của cậu được bảo đảm. b. Nam không thể theo đuổi ước mơ học tập của mình do hoàn cảnh khó khăn, vi phạm quyền học tập của cậu. c. Cô Lan đã giúp Nam có cơ hội học tập tốt hơn thông qua việc hỗ trợ cậu nhận học bổng, thể hiện trách nhiệm của giáo viên trong việc bảo vệ quyền học tập của học sinh. d. Chị Mai khuyến khích Nam chọn ngành học mình thích mà không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, phản ánh quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp trong quyền học tập của công dân.

Xem chi tiết 0 lượt xem 4 giờ trước

Đọc đoạn thông tin sau: Được nuông chiều từ bé nên B có tính tình kiêu căng. Khi bước vào bậc THPT, B hầu như không tương tác hoặc chơi cùng với các bạn. Nhiều lần B có thái độ không tôn trọng thầy cô giáo. Cho rằng gia đình mình có điều kiện nên khi sử dụng các trang thiết bị của lớp học, B thường không chú ý giữ gìn, bảo quản. Khi được giáo viên nhắc nhở, B thường tỏ ra không quan tâm và tuyên bố rằng bố mẹ sẽ bồi thường cho bất kì tổn thất nào gây ra cho trường học. Cuối năm học, B không đủ điều kiện xếp loại lên lớp và bị lưu ban. Xét thấy gia đình đủ điều kiện để lo cho cuộc sống của B sau này, bố mẹ B đã làm đơn cho B thôi học. a. Bố mẹ B chưa thực hiện tốt trách nhiệm của cha mẹ đối với con trong hôn nhân và gia đình. b. Hành vi không tôn trọng thầy cô giáo là vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập. c. Việc làm đơn cho B thôi học của bố mẹ bạn B vì phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập. d. Bạn B bị lưu ban lại lớp là hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập của bố mẹ bạn B.

Xem chi tiết 0 lượt xem 4 giờ trước

Sau khi thi đỗ vào trường Đại học mơ ước, V quyết tâm học thật tốt với mong muốn có được việc làm phù hợp với chuyên ngành. Ngay từ năm thứ nhất, V đặt mục tiêu ra trường sớm để có thể giúp đỡ gia đình. Do đó, V đã lập kế hoạch học tập và đăng kí học vượt. Kết quả là V đã tốt nghiệp sớm hơn một năm và có thể tự tin tìm việc với bằng tốt nghiệp loại Giỏi của mình và đủ điều kiện được học tiếp Thạc sỹ. Khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào các công ty, hồ sơ của V đều bị loại với lý do V chưa có kinh nghiệm thực tế. Xuất phát từ thực tế đó, V quyết định vừa đăng ký học thạc sĩ vừa xin đi làm thêm cho một số công ty để tích lũy kinh nghiệm. a. Việc V đỗ vào trường Đại học mình mơ ước là phù hợp với quyền học tập không hạn chế của công dân. b. Sinh viên V vừa đi học Thạc sỹ vừa đi làm là chưa phù hợp với nghĩa vụ của công dân về học tập. c. Công dân có quyền đăng ký học trước tuổi, học vượt lớp nếu đủ điều kiện. d. Ngoài việc được thực hiện quyền học tập không hạn chế, sinh viên V đã lựa chọn hình thức học tập thường xuyên, học suốt đời để phù hợp với bản thân.

Xem chi tiết 0 lượt xem 4 giờ trước

Đọc đoạn thông tin sau: S là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học. Sau khi tìm hiểu các quy định của trường, S đã quyết định đăng kí thêm các môn học khác so với chương trình tiêu chuẩn mỗi học ki. S nhận thấy các môn có sự liên kết nhất định với nhau và nếu tích luỹ đủ các tín chỉ theo chương trình đào tạo có thể ra trường sớm hơn so với các bạn. Biết được ý định của con, bố mẹ đã ra sức phản đối không cho S đăng kí học vượt với lí do không phù hợp với trình độ nhận thức nhưng S vẫn làm hồ sơ đăng ký học thêm và được chấp nhận. Tuy nhiên do không sắp xếp được giữa việc học và đi làm thêm nên sau một năm đăng ký học thêm, S không đủ điều kiện được học tiếp. a. Sinh viên S đã được thực hiện quyền học tập của mình một cách phù hợp. b. Việc phản đối của bố mẹ S là vi phạm quyền quy học tập của công dân. c. Việc không đủ điều kiện được học tiếp các của sinh viên S không vi phạm nghĩa vụ học tập của công dân. d. Sinh viên S có quyền được khiếu nại để nhà trường xem xét lại quyết định không cho học tiếp đối với bản thân mình.

Xem chi tiết 0 lượt xem 4 giờ trước

Đọc đoạn thông tin sau: Theo lãnh đạo Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông LHT, sau khi phát hiện sáu trường hợp học sinh bỗng dưng bỏ học, giáo viên chủ nhiệm đã chủ động liên hệ với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân. Đây là các học sinh đang học các khối lớp 7, 8, 9 và 10 của trường. Qua trao đổi, phụ huynh của các học sinh này cho hay con của họ bị “người lạ” rủ xuống thành phố làm công nhân may, hứa hẹn với gia đình mức đãi ngộ hấp dẫn nên đã cho các em nghỉ học để đi làm. Ngay sau đó, Nhà trường đã vận động gia đình để khuyên bảo các em trở về, đồng thời báo cáo với chính quyền địa phương để được hỗ trợ. Ngày 10/02/2023, lực lượng chức năng đã đưa được cả sáu học sinh này về nhà an toàn. Các em kể lại, khi tới thành phố, tất cả đều phải làm việc rất nặng nhọc, bị bóc lột sức lao động, không đúng như hứa hẹn trước đó. a. Trường sáu em đang theo học không thuộc diện giáo dục bắt buộc. b. Sáu em học sinh cần học hết bậc THPT để hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật. c. Hành vi của các đối tượng “người lạ” không vi phạm đến quyền được học tập của các em học sinh mà nhằm giúp các em và gia đình phát triển kinh tế d. Khi gặp tình huống tương tự, học sinh nên thông báo cho các thầy, cô giáo hoặc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền nếu bị bố mẹ bắt nghỉ học để đi làm.

Xem chi tiết 0 lượt xem 4 giờ trước

Câu hỏi trắc nghiệm đúng - sai Đọc đoạn thông tin sau: Sinh ra và lớn lên trong gia đình đông anh chị em, điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều năm là hộ cận nghèo nhưng hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ, T đã nỗ lực hết mình trong học tập, 12 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Trong học tập, T luôn tự giác, tìm ra phương pháp tự học phù hợp, chỗ nào không hiểu thì mạnh dạn hỏi lại thầy cô và các bạn. Trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, T xuất sắc đạt được 25,3 điểm ở khối thi A00, trong đó, môn Toán 8,8 điểm, môn Hoá học 8,5 điểm và môn Vật lí 8,0 điểm. a. Gia đình của T thuộc hộ cận nghèo nhưng vẫn thực hiện đúng trách nhiệm của gia đình trong giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành. b. Trường THPT nơi T theo học đã thực hiện tốt nghĩa vụ về giáo dục bắt buộc đối với T. c. Bố mẹ của T có quyền yêu cầu T sau khi tốt nghiệp THPT thì đi làm ngay để phát triển kinh tế gia đình và T có nghĩa vụ phải nghe theo lời của bố mẹ. d. Học sinh dù sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn vẫn phải cố gắng hoàn thành các nghĩa vụ học tập và vẫn có quyền được tạo điều kiện phát triển tài năng của mình.

Xem chi tiết 0 lượt xem 4 giờ trước