Danh sách câu hỏi
Có 1,575,918 câu hỏi trên 31,519 trang
Ghép mỗi lĩnh vực ở cột bên trái với một mục đích ở cột bên phải cho phù hợp.
Lĩnh vực
Mục đích
1) Nghiên cứu
a) Cho phép phân tích, thiết kế, kiểm tra, đánh giá các chức năng, mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động của các thiết bị, hệ thống kĩ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Ví dụ: Các phần mềm LTSpice – mô phỏng mạch điện tử, ANSYS – mô phỏng kết cấu, SolidWorks - mô phỏng thiết kế kĩ thuật.
2) Kinh tế
b) Giúp người học tiếp thu dễ dàng hơn thông qua việc trực quan hoá các khái niệm, hiện tượng. Ví dụ: Các phần mềm Solar System mô phỏng hệ mặt trời, Virtual Chemistry Lab. thí nghiệm do hoá học, Virtual Physics Lab – thí nghiệm ảo vật lí.
3) Giáo dục
c) Cho phép tìm hiểu, khám phá, dự đoán các hiện tượng, quá trình. Ví dụ: GMS (mô phỏng nguồn nước ngầm), LS-DYNA (mô phỏng va chạm, va đập), GROMACS (mô phỏng chuyển động của các phân tử).
4) Y học
d) Giúp dự đoán, phân tích rủi ra, đánh giá tác động của các quyết định kinh tế. Ví dụ: AnyLogic (mô phỏng mô hình sản xuất. kinh doanh), MoSes (mô phỏng mô hình bảo hiểm, kinh doanh), Risk Simulator (mô phỏng, phân tích, đánh giá rủi ro tài chính).
5) Kĩ thuật
e) Cho phép chẩn đoán hình ảnh, mô hình hoá bệnh lí, thử nghiệm tác động của thuốc, các phương pháp điều trị trước khi tiến hành trên cơ thể người. Ví dụ: Các phần mềm 3D Slicer – phân tích hình ảnh y học, Simcyp - tính toán tác động của thuốc trên cơ thể người. OpenSim - mô phỏng chuyển động của cơ bắp, khung xương.
Ghép mỗi phần mềm, ứng dụng mô phỏng ở cột bên trái với một mô tả ở cột
bên phải cho phù hợp.
Phần mềm,
ứng dụng mô phỏng
Mô tả
1) Phần mềm Anatomy
a) Có các ứng dụng mô phỏng cho phép người dùng tương tác để tìm hiểu, khám phá tri thức trong các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Toán học.
2) Trang web PhET
b) Mô phỏng hệ thống giao thông thực tế trong những điều kiện khác nhau bằng cách thay đổi lưu lượng giao thông, lập đặt hệ thống đèn giao thông, điều chỉnh thời gian chờ khi tín hiệu đèn màu đỏ, đặt thời gian di chuyển của các phương tiện, .. để phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án giải quyết vấn đề giao thông trong thực tiễn.
3) Phần mềm SimTraffic
c) Thông qua mô phỏng trực quan, sinh động, giúp khám phá, tìm hiểu về cấu trúc, chức năng, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể người.
Hãy ghép mỗi hành vi vi phạm ở cột bên trái với một quy định tương ứng về hành vi đó ở cột bên phải.
Hành vi vi phạm
Quy định
1) Tạo dựng một tình huống không có thật rồi đăng tải, chia sẻ qua mạng xã hội nhằm mục đích làm mất uy tin, danh dự của người khác.
a) Cấm xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức Cấm cản trở trái pháp luật việc cung cấp thông tin trên Internet của tổ chức.
2) Lợi dụng lỗ hổng bảo mật, một nhóm người xâm nhập, tấn công hệ thống website của nhà trường dẫn đến website bị ngừng hoạt động.
b) Có thể vi phạm quy định: Cung cấp, chia sẻ thông tin nhằm kích động bạo lực, xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân.
3) Chia sẻ địa chỉ trang web có nội dung không phủ hợp với lứa tuổi.
c) Cấm cung cấp, chia sẻ thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cá nhân.
4) Đưa lên mạng xã hội video quay cảnh hai bạn học sinh đánh nhau.
d) Hành vi thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức trên mạng: Vi phạm quy định bị cấm khi chia sẻ thông tin theo quy định của pháp
Đánh dấu ü vào ô trống để xác định mỗi hành vi trên mạng là bị cấm hoặc không bị cấm trong Bảng 3.
Bảng 3. Một số hành vi trên mạng
Hành vi trên mạng
Bị cấm
Không bị cấm
1) Cung cấp, chia sẻ cách giải bài tập của bản thân cho các bạn cùng lớp tham khảo.
2) Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm: Kích động bạo lực, gây hận thù: Tiết lộ bí mật của tổ chức, cá nhân.
3) Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên Internet của tổ chức, cá nhân.
4) Gửi địa chỉ trang web của nhà trường về việc thông báo họp phụ huynh cho bố mẹ.
5) Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên Internet cầu tổ chức, cá nhân khi chưa được cho phép.
6) Chia sẻ quan điểm, sở thích của mình với bạn bè.
7) Sử dụng một mật khẩu mạnh cho tài khoản mạng xã hội.
8) Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tỉnh; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân.
Trong Bảng 2, đánh dấu üvào ô trống để xác định mỗi mục minh hoạ tác động tiêu cực hoặc tích cực của công nghệ số.
Bảng 2. Một số tác động của công nghệ số:
Tác động của công nghệ số
Tích cực
Tiêu cực
1) Người dung có thể bị giảm thị lực, thính lực,đau xương khớp, thể lực suy giảm,nguy cơ béo phì, trầm cảm,….
2) Giúp giữ liên lạc với bạn bè, người thân.
3) Khiến con người có xu hướng nhớ cách lấy thông tin hơn là nhớ nội dung thông tin và trở nên thụ động hơn.
4) Một số người cảm thấy buồn chán, bực bội, thậm chí là bị trầm cảm khi không được truy cập Internet, sử dụng mạng xã hội, chơi trò chơi trực tuyến.
5) Cho phép giao tiếp bằng lời nói (voice call) và hình ảnh (video call) qua mạng.
6) Tinh ẩn danh làm người dùng có xu hướng mạnh bạo hơn, dễ dãi hơn trong việc phát ngôn, thực hiện những hành vi thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật.
7) Thiết bị số bị loại bỏ trở thành chất thải điện tử nguy hại hại cho môi trường: lối sống chạy đua mua sắm thiết bị số đời mới gây lãng phí.
8) Tạo ra nhiều việc làm mới.
9) Làm phát sinh bạo lực, bắt nạt, lừa đảo qua mạng.
10) Việc gian lận trong học tập khó kiểm soát hơn.
Trong Bảng 1, đánh dấu ü vào ô trống để xác định mỗi mục minh hoạ lợi ích
hoặc mặt trái của việc sử dụng thiết bị số, Internet.
Bảng 1. Lợi ích và mặt trái của việc sử dụng thiết bị số, Internet
Sử dụng thiết bị số, Internet
Lợi ích
Mặt trái
1) Thu thập, lưu trữ, xử lí, cung cấp, chia sẻ thông tin dễ dàng, nhanh chóng.
2) Có thể bị nghiện Internet, trò chơi trực tuyến.
3) Xuất hiện những hành vi thiếu văn hoá, trái đạo đức, vi phạm pháp luật trong môi trường số.
4)Giúp tự động hoá, tăng năng suất, hiệu quả lao động sản xuất, kinh doanh.
5) Dễ dàng giữ liên lạc với bạn bè, gia đình và làm việc từ xa.
6) Lạm dụng thiết bị số có thể gây hại cho sức khoẻ.
7) Xuất hiện bạo lực, bắt nạt, lửa đảo qua mạng.
8) Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
9) Học sinh có thể tìm lời giải trên Internet thay vì tự làm các bài tập.
10) Rác thải công nghệ số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.