Danh sách câu hỏi
Có 2,931 câu hỏi trên 59 trang
Tập làm văn: Lên lớp bốn, em chuyển sang ngôi trường mới. Em hãy viết thư gửi cho một bạn ở trường cũ và kể về tình hình trường, lớp với của em.
Gợi ý:
a) Phấn đầu thư (Mở bài):
- Ghi chính xác ngày, tháng, vẫn em viết thư. Lời xưng hô với người nhận thư.
b) Phần nội dung chính của thư (Thân bài):
- Nêu rõ mực đích, lí do viết thư: đầu tiên cần thăm hỏi bạn, gia đình bạn.
- Sau đó kể về tình hình học tập của em, của lớp, trường mới nơi em chuyển đến.
+ Trường nơi em mới chuyển đến tên là gì? Trường có khang trang không?
+ Trường có nhiều phòng học không? Sân trường có nhiều cây và hoa không?
+ Thầy giáo hay cô giáo chủ nhiệm lớp em? Tình cảm của thầy (cô) giáo đối với em như thế nào? Bạn bè mới của em ra sao?
c) Phần cuối thư (Kết bài):
- Tình cảm của em đối với ngôi trường mới, với thầy cô, bạn bè như thế nào?
- Lời chúc sức khỏe của em dành cho bạn và gia đình bạn. Lời hứa với bạn. Kí và ghi rõ họ tên.
Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn tả về một chú chó mà em biết (hoặc đã gắn bó với em).
Dàn ý gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu chú chó nhà em nuôi hoặc ở nhà khác. (Nuôi từ lúc nào, do ai cho?)
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Chú chó đó có tên là gì? Chú chó ấy thuộc giống chó gì? (Chó Nhật, béc-giê,...)
+ Hình dáng chú như thế nào? Chiều cao của chú khoảng bao nhiêu? Lông màu gì?
- Tả chi tiết: Tả các bộ phận của chú chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất.
+ Đầu (to, có hình gì?), trán rộng, cái miệng (dài hay ngắn).
+ Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu, sáng long lanh). Tai: vểnh hay cúp?
+ Cái mũi: đen, trơn ướt, đánh mùi rất thính nhạy. Bốn chân của chú thế nào?
- Thói quen, hoạt động của chú chó: Canh giữ nhà, phơi nắng, lăn ở bãi cỏ rộng....
- Kỉ niệm, cách chăm sóc của em với chú chó ấy. c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em với chú chó ấy.
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em với chú chó ấy.
Chính tả (Nghe – viết):
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,…?
Người ta gọi các chữ số 1,2,3,4,… là chữ số Ả rập vì cho rằng chúng do người Ả rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.
Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. Ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra để dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn ĐỘ 1, 2, 3, 4,… dùng trong bảng đó đã được người Ả rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi.
Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn tả về cây bàng.
Dàn ý gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả.
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Dáng cây to, cao, tán cây rộng. Cây bàng như một cụ già lom khom.
+ Cây bàng cao khoảng bao nhiêu?
- Tả chi tiết:
+ Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.
+ Thân cây: lớn, màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
+ Cành cây: chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá phân ra từng tầng rất đẹp.
+ Lá bàng: lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân. Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
+ Hoa bàng: hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
+ Trái bàng: hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Kỉ niệm của em với cây bàng:
+ Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
+ Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi của chúng em
c) Kết bài:
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em với cây bàng.
Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn miêu tả về chiếc bàn học của em.
Dàn ý gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu về chiếc bàn học em định tả.
- Chiếc bàn mà em tả là bàn ở lớp hay ở nhà? Bàn được kê ở đâu?
- Em có chiếc bàn ấy khi nào?
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Chiếc bàn ấy có hình dạng gì?
+ Nó được làm bằng loại gỗ gì?
+ Kích thước của nó là bao nhiêu? (Chiều dài, chiều rộng, chiều cao...)
- Tả từng bộ phận:
+ Mặt bàn: được làm bằng gì? (Màu sắc, độ bóng của mặt bàn, cách trang trí, hình dáng, kích thước ra sao?)
+ Chân bàn: có mấy cái? (Độ dài, cách sắp xếp các chân, độ vững chãi như thế nào?)
+ Ngăn bàn: nằm ở đâu? (Có mấy ngăn, chiều dài, chiều rộng ra sao? Nó dùng để đựng những đồ dùng gì?)
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em với chiếc bàn đó như thế nào?
- Nêu cách giữ gìn với chiếc bàn học.