Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
43029 lượt thi 20 câu hỏi 20 phút
16521 lượt thi
Thi ngay
6176 lượt thi
3177 lượt thi
3900 lượt thi
9268 lượt thi
4614 lượt thi
2594 lượt thi
2485 lượt thi
2543 lượt thi
8130 lượt thi
Câu 1:
Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một hòn sỏi thả rơi từ độ cao h so với mặt đất
B. Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
C. Một thang máy đang chuyển động đi xuống.
D. Một vận động viên nhảy cầu đang rơi từ trên cao xuống mặt nước.
Câu 2:
Câu nào đúng?
A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
C. Với v và w cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
D. Cả ba đại lượng trên không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Câu 3:
Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định.
D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 4:
Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của ôtô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 5:
Câu nào là sai ?
A. Gia tốc hướng tâm chỉ đặc trưng cho độ lớn của vận tốc.
B. Gia tốc trong chuyển động thẳng đều bằng không.
C. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi về hướng và cả độ lớn.
D. Gia tốc là một đại lượng véc tơ.
Câu 6:
Câu nào là câu sai?
A. Quỹ đạo có tính tương đối.
B. Thời gian có tính tương đối.
C. Vận tốc có tính tương đối.
D. Vị trí giữa 2 điểm có tính tương đối.
Câu 7:
Một đĩa tròn bán kính r = 10 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết 0,2 s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên mép đĩa là:
A. 3,14 m/s.
B. 2,28 m/s.
C. 62,8 m/s.
D. 31,4 m/s.
Câu 8:
Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2 s. Chu kì quay của bánh xe là:
A. 0,02 s.
B. 0,2 s.
C. 50 s.
D. 2 s.
Câu 9:
Một đĩa tròn bán kính 50 cm quay đều quanh trục đi qua tâm và vuông góc với đĩa. Đĩa quay 50 vòng trong 20 s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên mép đĩa bằng
A. 3,28 m/s.
B. 6,23 m/s.
C. 7,85 m/s.
D. 8,91 m/s.
Câu 10:
Một quạt máy khi hoạt động ở một tốc độ xác định quay được 200 vòng trong thời gian 25 s. Tốc độ góc của cánh quạt là
A. 24π rad/s
B. 2π rad/s
C. 16π rad/s
D. 8π rad/s
Câu 11:
Một con tàu vũ trụ chuyển động tròn đều quanh trái đất mỗi vòng hết 2 giờ. Con tàu bay ở độ cao 400 km cách mặt đất, bán kính trái đất 6400 km. Tốc độ của con tàu gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1890 m/s.
B. 4320 m/s.
C. 6820 m/s.
D. 5934,12 m/s.
Câu 12:
Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng?
Chuyển động cơ là:
A. Sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. Sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. Sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
Câu 13:
Hãy chọn câu đúng:
A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 14:
Trong các câu dưới đây câu nào sai?
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 15:
Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.
B. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất.
C. Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh.
D. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng.
Câu 16:
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu).
B. s = v0t + at2/2. (a và v0 trái dấu).
C. x= x0 + v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu).
D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu).
Câu 17:
Hãy chỉ ra câu sai?
Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
A. Quỹ đạo là đường tròn.
B. Tốc độ dài không đổi.
C. Tốc độ góc không đổi.
D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 18:
Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h)
Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
Câu 19:
Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều v2 – vo2 = 2as, điều kiện nào dưới đây là đúng?
A. a > 0; v > v0.
B. a < 0; v <v0.
C. a > 0; v < v0.
D. a < 0; v > v0.
Câu 20:
Để xác định hành trình một tàu trên biển, người ta có thể không cần dùng đến thông tin nào dưới đây?
A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm.
B. Vĩ độ của con tàu tại mỗi điểm.
C. Ngày, giờ con tàu đến mỗi điểm.
D. Hướng đi của con tàu tại mỗi điểm.
9 Đánh giá
78%
11%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com