Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 22)

93 lượt thi 120 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Ngược lại với những kì vọng về sự hoàn hảo ở đứa trẻ, trong xã hội hiện đại, nhiều phụ huynh lo sợ con mình chịu áp lực, nên đã chủ trương để con thoải mái chơi là chính, không quan trọng việc học tập và rèn luyện để đạt thành tích tốt. Tôi cũng không đồng ý với quan điểm này. Bởi vì cuộc đời đứa trẻ rất dài, bố mẹ chỉ ở bên con cho đến tuổi trưởng thành. Khi bước vào đại học, các em sẽ phải va vấp xã hội. Lúc này b mẹ không thể kiểm soát và giám sát. Trên con đường lập nghiệp, sẽ có rất nhiều áp lực, thậm chí là áp lực khủng khiếp. Để trẻ vượt qua những áp lực trên con đường đó thì chẳng cách nào tốt hơn là cha mẹ phải dạy trẻ “tự lái” ngay từ khi còn nhỏ.

Bản chất của áp lực là dương, nên cuộc sống luôn phải có một số áp lực Một đứa trẻ không vượt qua nổi áp lực, sau này lớn lên, tôi tin đứa trẻ đó sẽ rất khó thành công trong cuộc sống. Nhưng có áp lực chịu được, có áp lực độc hại. Với một đứa trẻ, để dạy chúng “tự lái”, cha mẹ nên biết tạo áp lực vừa phải, đủ giúp chúng kiểm soát tốt bản thân và để cha mẹ hiểu tâm sinh lí, khả năng của con nhằm đồng hành với chúng.

(Áp lực thành tích - Trần Văn Phúc, Vnexpress, Thử bay. 18/12/2021)

Text 2:

There is an insidious irony to climate change. When it gets hotter, more and more people are using their air conditioners, which in turn contributes to global warming. Air conditioner sales are surging worldwide, especially in emerging economies such as China, India and Indonesia, where rising incomes make air conditioners more affordable and a warmer, more humid climate makes them a necessity.

Keeping buildings cool contributes to global warming in two ways. Air conditioners not only run on electricity, but they can release chemicals with a strong heat-trapping effect as well. Air conditioners account for 16 percent of total electricity used in residential and commercial buildings around the world. This is significantly less than emissions caused by heating buildings - heaters run on natural gas, oil or electricity. Globally, there are over two billion air conditioner units in use today. The units precisely control the temperature and humidity in shops, laboratories or server rooms. They ensure that people feel as comfortable on a transatlantic flight as they do at home. But all that comes at a cost. Unless we switch to fully renewable electricity, the boom in air conditioning will generate more emissions and contribute to global warming, making hot summers even hotter.

With every new air conditioner installed, the risk of a leak increases. The technology behind modern air conditioners hasn't changed significantly since 1902 when the air conditioner unit sent air through coils filled with cold water, and cooled the air while removing moisture from the room. All air conditioners use refrigerant, a cold substance that absorbs the heat inside a building. The leakage of so-called fluorinated gases was particularly high by 2014. It accounted for about three percent of all greenhouse gas emissions in Europe, so the European Union adopted a law to cap the amounts of gases sold.

(Adapted from https://www.wired.co.uk/)

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Text 3:

Một công ty có 6 tầng, đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 từ dưới lên trên. Có đúng 6 phòng ban: phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính, phòng chăm sóc khách hàng, phòng công nghệ thông tin và phòng marketing cần được sắp xếp vào các tầng, mỗi phòng là 1 tầng. Việc sắp xếp cần được tuân thủ các điều kiện sau:

+ Phòng kế toán cần được xếp dưới phòng nhân sự.

+ Phòng hành chính được xếp ngay trên phòng marketing hoặc ngay dưới phòng marketing.

+ Phòng chăm sóc khách hàng không được xếp tầng ngay trên phòng marketing hoặc ngay dưới phòng marketing.

+ Phòng công nghệ thông tin phải được xếp ở tầng 4.

Text 4:

Bà Mai là một đầu bếp tại gia, dự định sẽ làm thêm 7 món ăn mới vào 3 ngày đầu tuần, riêng ngày thứ Ba làm 3 món mới; 2 trong 7 món mới là món khai vị, 2 món chính: sườn nướng mật ong và cá chép om dưa, 3 món còn lại là món tráng miệng: bánh chuối nướng, chè bưởi và mochi dâu tây. Việc nấu nướng thỏa mãn những điều sau:

+ Bà Mai không làm bánh chuối nướng vào thứ Tư.

+ Bà Mai không làm cả hai món khai vị cùng 1 ngày.

+ Ít nhất một món tráng miệng được làm cùng ngày với một món chính.

+ Có 1 ngày bà Mai làm ít nhất hai món tráng miệng.

Text 5:

Bộ phận R&D của một công ty thực phẩm tốt cho sức khỏe thực hiện các nghiên cứu về các công thức ăn kiêng khác nhau, có thể được sử dụng cho một số mục đích cụ thể. Nó được thực hiện bằng cách xem xét lựa chọn và sử dụng pha trộn theo các tỉ lệ khác nhau từ 5 chế độ chuẩn (I, II, III, IV, V). Bảng dưới đây cho biết thành phần và tỉ lệ tạo nên các chế độ chuẩn này. Chi phí cho mỗi đơn vị của mỗi chế độ chuẩn tương ứng như sau:

I: 150 000 đồng; II: 50 000 đồng; III: 200 000 đồng; IV: 500 000 đồng; V: 100 000 đồng.

Text 6:

Tổng giá trị xuất khẩu toàn thế giới năm 2022 là 31 000 tỷ USD. Biểu đồ dưới đây cho biết cơ cấu giá trị xuất khẩu của các quốc gia:

Text 7:

Lượng mưa các tháng năm 2022 tại trạm trắc quan thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An như sau:

Text 8:

Một học sinh tiến hành cho 0,300g methyl salicylate phản ứng vừa đủ với một base mạnh. Sản phẩm này sau đó được acid hóa để tạo ra tinh thể salicylic acid .

Text 9:

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm (nguyên tố nitrogen) cho cây trồng. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Nitrogen là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các acid amin, các enzymer và nhiều loại vitamin trong cây tham gia vào thành phần của AND và ARN, có vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi chất của các cơ quan thực vật. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.

Text 10:

Trong trường học hay các gia đình hiện đại ngày nay, các đồ điện tử hay đồ gia dụng như tivi, tủ lạnh hay nồi cơm điện, ... rất phổ biến. Chúng có ghi các thông số như công suất, hay công suất tiêu thụ điện, được ghi trên tờ ghi các thông số kĩ thuật của các thiết bị này. Chẳng hạn như công suất của tủ lạnh là 75 W hay 120 W, có nghĩa một giờ tủ lạnh sẽ tiêu thụ hết 75 hoặc 120 W điện.

Công suất là thông số biểu thị cho chúng ta biết được lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu, hay nó tiêu tốn bao nhiêu số điện trong một tháng, để từ đó tính ra số tiền điện phải chi trả.

Công suất tiêu thụ điện năng từ trước đến nay vẫn luôn là bài toán đau đầu nhất đối với các hộ gia đình. Do đó, tính được công suất tiêu thụ điện của các thiết bị điện tử gia dụng trong nhà dựa trên các thông số ghi trên máy sẽ giúp người dùng có thể sử dụng đồ gia dụng một cách tiết kiệm điện năng nhất mà vẫn đảm bảo tuổi thọ cho chúng.

 

Text 11:

Theo truyền thống, người thợ rèn dùng búa và đe để rèn kim loại, và mặc dù việc sử dụng sức người cho việc rèn sắt có từ thế kỉ thứ 12, búa và đe vẫn không lỗi thời. Các lò rèn đã phát triển qua nhiều thế kỉ để trở thành một cơ sở với quy trình thiết kế, sản xuất thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu và các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp hiện đại.

Text 12:

Hình ảnh sau đây mô tả quá trình tiêu hóa của người:

Thức ăn được đưa xuống từ dạ dày sẽ được thủy phân nhờ hệ thống các enzym tiêu hóa có trong dịch bài tiết của các tuyến tiêu hóa: tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến mật. Kết quả là các chất phức tạp có trong thức ăn (prôtêin, polysaccharide, lipit, axit nuclêic) đều được thủy phân thành các chất đơn giản (axit amin, đường đơn, glyxerol, axit béo, bazơ nitơ) sẵn sàng cho quá trình hấp thu vào máu.

Text 13:

Giả sử rằng tất cả các loại thức ăn đều là thực vật. 

Text 14:

Than đá ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc và bể than Sông Hồng. Số liệu đánh giá, thăm dò than của Việt Nam đến tháng 12/2020 cho thấy, tổng trữ lượng, tài nguyên than là 47,6 tỷ tấn. Trong đó, bể than Đông Bắc có hơn 5,1 tỷ tấn; bể than Sông Hồng hơn 41,9 tỷ tấn.

Hiện Quảng Ninh là tỉnh khai thác than đá chính của cả nước, tỉnh có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn; hầu hết thuộc dòng antraxit, tỷ lệ carbon ổn định 80-90%. Than đá ở Quảng Ninh phần lớn tập trung tại ba khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều; mỗi năm khai thác khoảng 30-40 triệu tấn.

Ngoài than đá, Quảng Ninh có nhiều mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh, nước khoáng với trữ lượng lớn phân bố rộng khắp.

Nguồn: https://vnexpress.net

Text 15:

Năm 1857, người Pháp đã đưa cà phê vào Việt Nam trong cuộc chinh phục thuộc địa, tuy nhiên mãi đến năm 1914, người Pháp chọn Buôn Ma Thuột làm nơi chuyên canh cây cà phê Robusta dựa trên những nghiên cứu kȳ lưỡng về thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao... Đến năm 1922, vùng đất đỏ bazan Đắk Lắk đã nhanh chóng được phủ một màu xanh bạt ngàn với những nông trang cà phê do người Pháp quản lý. Với chất lượng và hương vị tự nhiên thơm đặc trưng, thể chất đậm đà cà phê Robusta Buôn Ma Thuột khi ấy chủ yếu được xuất về Pháp. Chỉ số lượng ít những người làm việc cho chính quyền Pháp có được cơ hội tiếp cận thưởng thức cà phê theo lối sống phương Tây, trong khi đó, người lao động đơn thuần xem là thức uống tăng cường năng lượng để làm việc. Văn hóa cà phê của Việt Nam khi đó hoàn toàn chưa được định hình, tạo nên một chuẩn mực riêng nào.

Đến năm 1986, đất nước bước vào giai đoạn mở cửa, tham gia toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Tại tỉnh Đắk Lắk, chính quyền đã chủ trương trồng mới, thâm canh rộng rãi cà phê trong nhân dân, hình thành các vùng tập trung chuyên canh cà phê lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột, Cư M'gar, Krông Pắk, Krông Năng và các huyện lân cận. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, hơn 40 năm nay, cây cà phê đã định hình là cây trồng trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, với diện tích hơn 200.000ha. Cùng sự gia tăng về diện tích, sản lượng canh tác, công cuộc đổi mới, hội nhập thế giới liên tục diễn ra, đem lại nhiều cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến cà phê, đưa thương hiệu cà phê Việt Nam ra với thế giới.

Nguồn: https://thanhnien.vn

Text 16:

"Về kinh tế, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ đến.

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau: 1. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo; 2. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh; 3. Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất; 4. Các tổ hợp công nghiệp-quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước; 5. Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

Về khoa học-kĩ thuật, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.

Về chính trị-xã hội, từ năm 1945 đến đầu những năm 70, nước Mĩ đã trải qua năm đời tổng thống (từ H. Truman đến R. Níchxơn). Chính sách đối nội chủ yếu của chính quyền Mĩ đều nhằm cải thiện tình hình xã hội. Mỗi đời tổng thống đưa ra một chính sách cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn trong nước.

Đồng thời, chính quyền Mĩ luôn thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.

Tuy là nước tư bản phát triển, là trung tâm kinh tế-tài chính nhưng nước Mĩ không hoàn toàn ổn định. Xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội.

Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.

Về đối ngoại, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

Chiến lược toàn cầu của Mĩ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu: một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản Quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới; ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5-1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh mạng của các dân tộc.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 42-44).

Text 17:

"Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa,... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu...).

Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành 2 bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chē với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, Nxb GDVN, 2021, tr. 77-79).

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Chữ “tử” trong câu “Công danh nam tử còn vương nợ” có nghĩa là gì?

Xem đáp án

Câu 4:

Thành ngữ sau vi phạm phương trâm hội thoại nào: “Khua môi múa mép”?

Xem đáp án

Câu 7:

Trong vở kịch Vĩnh biệt Cửu trùng đài nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình?

Xem đáp án

Câu 8:

Trong những câu sau, câu nào thiếu chủ ngữ?

Xem đáp án

Câu 10:

Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương viết bằng chữ gì?

Xem đáp án

Câu 14:

Ngày ngày mặt trời1 đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời2 trong lăng rất đỏ.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

Từ mặt trời2 chỉ đối tượng nào?

Xem đáp án

Câu 16:

Text 1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 17:

Text 1

Tác giả đã có quan điểm như thế nào về việc tạo áp lực cho đứa trẻ?

Xem đáp án

Câu 18:

Text 1

Anh/ chị hiểu như thế nào về áp lực độc hại được tác giả nhắc đến trong đoạn trích?

Xem đáp án

Câu 20:

Text 1

Việc tạo áp lực vừa phải với trẻ nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Câu 31:

Which of the following best restates each of the given sentences? 

Unless you set an alarm clock, you will oversleep.

Xem đáp án

Câu 32:

Everyone who saw Danny agreed that they had never seen such a beautiful girl.

Xem đáp án

Câu 33:

"You should have returned the motorbike to me before I asked you to," Mary said to her younger brother.

Xem đáp án

Câu 34:

Suzy was awarded the first prize in a running competition.

Xem đáp án

Câu 35:

However urgent it is, she's not going to stay at the company all night to finish it.

Xem đáp án

Câu 36:

Text 2

Which is the best title of this passage?

Xem đáp án

Câu 38:

Text 2

The word "This" in the passage 2 refers to _______.

Xem đáp án

Câu 39:

Text 2

Which of the following is NOT mentioned about air conditioners?

Xem đáp án

Câu 40:

Text 2

It can be implied from the passage that _______.

Xem đáp án

Câu 53:

Text 3

Nếu phòng kế toán và phòng hành chính ở hai tầng kề nhau thì 2 phòng ban nào sau đây có thể xếp ở 2 tầng kề nhau?

Xem đáp án

Câu 54:

Text 3

Nếu phòng nhân sự được xếp ở tầng 5, điều nào dưới đây buộc phải đúng?

Xem đáp án

Câu 55:

Text 3

Nếu phòng marketing ở tầng 2, tất cả các điều dưới đây đều có thể đúng, ngoại trừ

Xem đáp án

Câu 56:

Text 3

Nếu phòng chăm sóc khách hàng ở tầng 3, 2 phòng nào dưới đây buộc phải xếp ở hai tầng kề nhau?

Xem đáp án

Câu 57:

Text 4

Nếu chè bưởi là món tráng miệng duy nhất được làm vào thứ Tư, điều nào dưới đây phải đúng?

Xem đáp án

Câu 58:

Text 4

Nếu hai món chính không được nấu vào hai ngày liên tiếp, điều nào sau đây phải đúng?

Xem đáp án

Câu 59:

Text 4

Nếu hai món tráng miệng được làm vào thứ Hai, điều nào sau đây không thể đúng?

Xem đáp án

Câu 60:

Text 4

Nếu bà Mai không nấu món chính vào thứ Tư, điều nào sau đây phải đúng?

Xem đáp án

Câu 71:

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, saccharose là chất rắn, dễ tan trong nước.

(b) Saccharose bị hóa đen khi tiếp xúc với sulfuric acid đặc.

(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccharose được dùng để pha chế thuốc.

(d) Thủy phân hoàn toàn saccharose chỉ thu được glucose.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Câu 79:

Pha tối trong quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM đều có chung đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 84:

Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

Xem đáp án

Câu 88:

 Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại chủ yếu là do

Xem đáp án

Câu 89:

Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ hàng đầu của Ấn Độ trong giai đoạn 1945-1950?

Xem đáp án

Câu 90:

Điểm yếu cơ bản trong kế hoạch quân sự Nava mà thực dân Pháp không thể khắc phục được là

Xem đáp án

Câu 94:

Text 9

 Đối với đất chua, người ta thường bón vôi để khử chua cho đất. Tuy nhiên, nếu bón vôi và bón đạm ure cùng với nhau thì hiệu quả không cao. Lí do nào sau đây giải thích được điều trên?

Xem đáp án

Câu 101:

Text 11

Để rèn vật cần nhiệt lượng tỏa ra lớn, vì vậy người ta:

Xem đáp án

Câu 105:

Text 12

Quá trình tiêu hóa những nguyên liệu nào sau đây thì sẽ thu được đường?

Xem đáp án

Câu 106:

Text 13

Đối chiếu với đồ thị trên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Câu 107:

Một quần thể chim ăn thịt lớn có thể được dự đoán có ảnh hưởng gì đến sự đa dạng của loài thực phẩm và mật độ loài gặm nhấm? 

Xem đáp án

Câu 112:

Text 15

Dựa vào bài viết, năm 1986 đất nước ta có dấu mốc gì?

Xem đáp án

Câu 114:

Text 15

Dựa vào bài viết, tại sao Buôn Ma Thuột được chọn làm nơi chuyên canh cây cà phê Robusta?

Xem đáp án

Câu 115:

Text 16

Trong giai đoạn 1945-1973, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 117:

Text 16

Mục tiêu hàng đầu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là muốn

Xem đáp án

Câu 119:

Text 17

 Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp tư sản ở Việt Nam bị phân hóa thành những bộ phận nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 120:

Text 17

Trong cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng vì lí do cơ bản nào sau đây?

Xem đáp án

4.6

19 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%