Danh sách câu hỏi ( Có 34,690 câu hỏi trên 694 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Chính sách "ngu dân" và đầu độc người dân thuộc địa bằng rượu và thuốc phiện là việc làm có ý thức của chính quyền thực dân ở Đông Nam Á. Bằng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, chính quyền thuộc địa đã kìm hãm người dân bản xứ trong vòng ngu dốt. Hầu hết người dân ở các nước thuộc địa Đông Nam Á đều mù chữ, phần lớn trẻ em đều không được cắp sách tới trường. Nạn đói - sự dốt nát - bị đầu độc là ba quốc nạn mà người dân dưới chính quyền thuộc địa phải gánh chịu. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chính quyền thực dân không quan tâm đến giáo dục, mà chi kiếm lợi bằng con đường đầu độc dân bản xứ. Người nêu: chính quyền thực dân bán rượu khắp nơi, đại lý rượu và thuốc phiện nhiều hơn trường học, trong 1000 làng chi có 10 trường học, nhưng đại lý rượu và thuốc phiện lại nhiều gấp 150 lần số trường học".” (Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2008) a) "Ngu dân” là chính sách thâm độc được thực dân phương Tây áp dụng để phục vụ cho sự cai trị thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á. b) Chính sách ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá của thực dân phương Tây đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân thuộc địa. c) Trong quá trình cai trị, thực dân phương Tây đã mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, khai hóa văn minh cho nhân dân thuộc địa. d) Bao nỗi thống khổ mà người dân thuộc địa phải gánh chịu đã làm họ khiếp nhược trước sức mạnh chủ nghĩa và không dám phản kháng.

Xem chi tiết 14 lượt xem 2 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Sau khi chiếm được các nước ở Đông Nam Á, để thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa có hiệu quả, các nước thực dân đều tiến hành xây dựng bộ máy cai trị, mặc dù mức độ và hình thức bộ máy thuộc địa của mỗi thực dân hoặc mỗi nước thuộc địa của một thực dân có những nét khác nhau. Về đại thể có hai hình thức cai trị: trực tiếp và gián tiếp. Nói chung các thuộc địa của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và một phần thuộc địa của Anh đều chịu hình thức cai trị trực tiếp. Còn một bộ phận thuộc địa của Anh và sau này là thuộc địa của Mỹ (ở Philippin) được các nước thực dân này áp dụng hình thức cai trị gián tiếp. Mặc dù có quy định quyền hạn cho thuộc địa rộng hẹp khác nhau, với những hình thức cai trị hoàn toàn không giống nhau, nhưng về bản chất tất cả chỉ là một". (Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2008, tr.249) a) Tư liệu trên đề cập đầy đủ những chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á trên phương diện chính trị. b) Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Mỹ đều áp dụng hình thức cai trị gián tiếp lên các thuộc địa. c) Dù áp dụng hình thức cai trị nào, chính quyền thực dân đều tăng cường bóc lột nhân dân thuộc địa. d) Dù cai trị trực tiếp hay gián tiếp, nhưng các quyền hành chính, lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự,… của các nước thuộc địa đều tập trung trong tay đại diện của chính quyền thực dân.

Xem chi tiết 10 lượt xem 2 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là từ nửa sau thế kỷ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh hơn việc xâm chiếm thuộc địa ở các nước châu Á, châu Phi. Ở Đông Dương, sau những cuộc trinh thám, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Từ năm 1858, tiếng súng xâm lược của Pháp đã vang lên tại cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chinh phục Đông Dương. Sau 35 năm, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Campuchia và Lào của Pháp đã kết thúc vào năm 1893 với Hiệp ước Pháp - Xiêm về việc Xiêm nhượng hoàn toàn cho Pháp nước Lào vốn trước đó chịu ảnh hưởng của phong kiến Xiêm". (Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX - một cách tiếp cận, Nxb Đại học Sư phạm, 2010, tr.76) a) Sự kiện Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (1858) được coi là dấu mốc mở đầu cho quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây. b) Thực dân Pháp đã sử dụng con đường truyền giáo để thăm dò và chuẩn bị; sau đó sử dụng chiến tranh để xâm lược các nước Đông Dương. c) Trong quá trình xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp không thể thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh”. d) Chính quyền Xiêm đã nhượng toàn bộ lãnh thổ của mình và các vùng đất ảnh hưởng (Lào,…) cho thực dân Pháp để đổi lấy hòa bình.

Xem chi tiết 11 lượt xem 2 tuần trước

Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Lực lượng lãnh đạo cải cách ở Xiêm nổi lên vai trò của hai nhà vua Mongkut và Chulalongkorn cùng với các cộng sự trong bộ máy lãnh đạo tối cao của đất nước. Năm 1851, vua Nanglao qua đời, hoàng tử Mongkut lên kế vị và lấy hiệu là Rama IV (1851- 1868). Ông sớm mở rộng phạm vi học tập của mình, học tiếng Latinh, chiêm tinh học cùng với giám mục Pallegoix, một nhà truyền giáo người Pháp, học tiếng Anh với Caswell, Bredley và House, những nhà truyền giáo người Mỹ. Đặc biệt, ông dần tiếp cận và hiểu được sức mạnh khổng lồ của phương Tây từ các kỹ thuật tiên tiến. Những ý tưởng cải cách dần hình thành trong đầu nhà sư hoàng gia này. Dù sống cuộc đời của tu sĩ Phật giáo nhưng ông vẫn được giới quý tộc đặt niềm tin và lựa chọn. Đồng thời, ông cũng tìm cách liên minh với giới quý tộc để hình thành nhóm chính trị nhằm tìm cách thâu tóm quyền lực". (Phạm Thị Phượng Linh, Lực lượng lãnh đạo cải cách ở Xiêm (Thái Lan) và Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX), Tạp chí Khoa học Công nghệ Thái Nguyên, số 201 (08), 2019, tr.84) a) Công cuộc cải cách của Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời trị vì của vua Rama IV và Rama V. b) Vua Rama IV là người thông minh, có tri thức, tích cực tìm hiểu văn hóa phương Tây. c) Cuộc cải cách ở Xiêm nhận được sự hậu thuẫn của tầng lớp quý tộc tư sản hóa. d) Cuộc cải cách ở Xiêm và trào lưu cải cách, canh tân ở Việt Nam (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đều đặt dưới sự lãnh đạo của các vị vua có tư tưởng tiến bộ, thức thời, có nỗ lực và quyết tâm cao đối với việc đổi mới đất nước.

Xem chi tiết 17 lượt xem 2 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết… Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược …Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1 - 2) a) Tư liệu trên tập trung tố cáo tội ác của phát xít Nhật trong quá trình thống trị Việt Nam. b) Chính quyền thực dân thực hiện áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. c) Một trong những chính sách cai trị của chính quyền thực dân được nhắc đến trong đoạn trích là chính sách “chia để trị”. d) Chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với nhân dân Việt Nam.

Xem chi tiết 31 lượt xem 2 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Cuối năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa với quy mô lớn sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI. Cuộc cải cách này đã huy động một hiệu quả tính tích cực của nhân dân trong cả nước, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội tiến bộ toàn diện. Nền kinh tế Trung Quốc chuyển dần từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, từ đóng cửa, nửa đóng cửa sang mở cửa toàn diện.” (Chu Thùy Liên, Trần Thị Giang Thanh, Cải cách hành chính ở Trung Quốc từ thời điểm cải cách mở cửa đến nay, Tạp chí điện tử Lý luận chính trị, đăng ngày 29/11/2019, link truy cập: https://lyluanchinhtri.vn/cai-cach-hanh-chinh-o-trung-quoc-tu-thoi-diem-cai-cach-mo-cua-den-nay-2360.html ) a) Nội dung đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc được xây dựng và hoàn thiện ngay từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1978). b) Xây dựng nền kinh tế thị trường, loại bỏ hoàn toàn vai trò quản lí và điều tiết của nhà nước là chủ trương xuyên suốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình cải cách - mở cửa. c) Từ tháng 12/1978 đến nay, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách - mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội. d) Đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự ủng hộ của nhân dân là những nguyên nhân quan trọng giúp Trung Quốc đạt được thành công trong quá trình cải cách - mở cửa.

Xem chi tiết 9 lượt xem 2 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. "Cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lần lượt bị sụp đổ. Sự kiện đó được ví như là một "cơn động đất chính trị lớn nhất", "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất" trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chấn động cả thế giới vào thập kỷ cuối cùng của thế kỳ XX. Sự sụp đổ đó đã gây tổn thất nặng nề cho phong trào xã hội chủ nghĩa và đẩy phong trào cách mạng xuống "nốt trầm" thấp nhất và dường như đã chạm đáy vực của thoái trào cách mạng". (Ngô Minh Oanh, 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội: từ hiện thực đến quy luật lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.131) a) Sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống thế giới. b) Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động tiêu cực đến phong trào cách mạng thế giới. c) Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ánh sự sụp đổ, không phù hợp với thực tiễn của học thuyết Mác - Lênin. d) Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại (Việt Nam, Trung Quốc,…) có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.

Xem chi tiết 16 lượt xem 2 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Để tiêu diệt chủ nghĩa xã hội ở Cuba, trong ba thập niên qua, Mỹ đã điên cuồng tấn công và thực hiện chính sách cấm vận về kinh tế chống Cuba. Thêm vào đó, những biến động về chính trị và kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 đã đặt ra nhiều khó khăn, thử thách chưa từng có cho nhân dân Cuba. Trong hoàn cảnh đó, nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba, do Chủ tịch Phiden Catxtrô đứng đầu, vẫn quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà mình đã lựa chọn". (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, 2006, tr.398) a) Mỹ kiên trì theo đuổi chính sách chống chủ nghĩa xã hội ở Cuba. b) Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba (từ năm 1961 đến nay) không chịu tác động bởi chính sách cấm vận kéo dài của Mỹ. c) Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. d) Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã tác động, buộc Cuba phải thay đổi định hướng phát triển và chế độ chính trị - xã hội.

Xem chi tiết 13 lượt xem 2 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 1989 - 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất trong chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nữa. Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách - đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa đúng với bản chất nhân văn vì giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.466) a) Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. b) Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một tổn thất to lớn với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. c) Sự sụp đổ của Liên Xô đã tạo ra nhiều ưu thế, giúp Mĩ vươn lên xác lập thành công trật tự thế giới đơn cực. d) Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.

Xem chi tiết 9 lượt xem 2 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã nổ ra và giành thắng lợi trên một phần sáu địa cầu làm "rung chuyển thế giới". Cuộc cách mạng đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó đã được minh chứng hơn hai thập kỷ sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sau khi thoát khỏi xâm lược của chủ nghĩa phát xít đã đi theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Có thể nói, trong những thập niên giữa thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội đã trở thành mẫu hình chế độ xã hội thu hút sự lựa chọn của nhiều nước sau khi giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa xã hội đến cuối thế kỷ XX đã có 15 nước trải dài từ châu Âu đến châu Á, sang đến châu Mỹ - Latinh và là định hướng của nhiều nước châu Phi”. (Ngô Minh Oanh, 100 năm cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội: từ hiện thực đến quy luật lịch sử, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.208) a) Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. b) Trong những thập niên giữa thế kỉ XX, không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa từng bước được mở rộng. c) Sau khi giải phóng dân tộc, tất cả các nước trên thế giới đi theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. d) Đến cuối thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa đã được xác lập ở nhiều quốc gia thuộc tất cả các châu lục của thế giới.

Xem chi tiết 14 lượt xem 2 tuần trước