Danh sách câu hỏi

Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi dưới đây: "(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga... được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.... (2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. "Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý." Tác giả Nguyễn Hương trong bài "Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện" (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy. (3) Câu chuyện về cái "tủ rượu" của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái "tủ sách" của người Do Thái, hay câu chuyện "văn hóa đọc" của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để "văn hóa đọc" của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có "tủ sách" để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là "tủ rượu" để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ." (Tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Do Thái – Báo điện tử vanhoagiaoduc.vn) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ty áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này. Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bi nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ Châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương. Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIVIAIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa ti lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005. Rõ ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.  (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003, Cô-phi An-nan) Theo số liệu trong đoạn trích, trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng bao nhiêu người bị nhiễm HIV?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi dưới đây: IQ (viết tắt của Intelligence Quotient, hay còn gọi là chỉ số thông minh) giúp đo lường khả năng của con người trong các lĩnh vực như suy luận logic, hiểu từ ngữ và kĩ năng toán học… Trong khi đó, EQ (viết tắt của Emotional Quotient, hay còn gọi là chỉ số cảm xúc) là thước đo thông minh của con người thông qua khả năng cảm nhận, kiểm soát, bày tỏ cảm xúc… của người đó. Theo phân tích của các chuyên gia tâm lí, chỉ số IQ và EQ được thể hiện qua 6 kĩ năng chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của trẻ cả ở hiện tại lẫn tương lai, bao gồm: tư duy phản biện, khả năng tập trung, khả năng giải quyết vấn đề (liên quan đến IQ) và khả năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, chế ngự cảm xúc (liên quan đến EQ). Rõ ràng, khi có chỉ số IQ cao, trẻ sẽ có khả năng phản biện, tập trung, giải quyết vấn đề tốt. Nhưng nếu trẻ không có chỉ số EQ cao sẽ dẫn đến tình trạng trẻ khó hòa đồng, không hợp tác được với bạn bè và mọi người xung quanh, dễ cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin khi gặp những môi trường lạ hoặc thử thách mới mẻ. Vì những lí do này nên các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lí, giáo dục cho rằng, việc cân bằng chỉ số IQ và EQ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và sớm gặt hái được thành công trong tương lai. Nhà tâm lí học nổi tiếng Daniel Goleman chỉ ra trong quyển sách "Emotional Intelligence: Why it Can Matter More Than IQ" rằng có sự tương quan giữa chỉ số IQ, EQ và trẻ em sẽ không thể phát huy hết tiềm năng về trí tuệ của mình nếu không có trạng thái cảm xúc tốt. Như vậy, giúp con cân bằng giữa IQ và EQ là vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.  (Theo IQ và EQ: nền tảng thành công tương lai của trẻ, báo tuoitre.vn) Chủ đề chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi dưới đây: Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: – Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. – Vậy sao không lên bờ mà ở? – Đẩu hỏi. – Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! – Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi. – Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh... … Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: – Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) Theo đoạn trích trên, người đàn bà hàng chài van xin điều gì?