Danh sách câu hỏi
Có 19,663 câu hỏi trên 394 trang
Cho một thanh hợp kim nặng 8,8 gam chứa các kim loại Ag, Fe, Mg hòa tan trong 750 mL \(CuS{O_4}\)0,1M. Sau một thời gian, thu được thanh hợp kim X và dung dịch Y. Rửa sạch và sấy khô thanh hợp kim X và cân thấy khối lượng tăng thêm so với thanh hợp kim ban đầu là 1,16 gam. Nhúng thanh X vào dung dịch \({{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}\) đặc nóng dư thì thu được 2,576 lít khí \({\rm{S}}{{\rm{O}}_2}\) (đktc). Cho \(800\;{\rm{mL}}\) dung dịch \({\rm{NaOH}}\) 0,2M vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa rửa sạch, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Ag trong hợp kim là
Đáp án: ……….
Có 5 dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{H}}_3},{\rm{HCl}},{\rm{N}}{{\rm{H}}_4}{\rm{Cl}},{\rm{N}}{{\rm{a}}_2}{\rm{C}}{{\rm{O}}_3},{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là \({\rm{A}},{\rm{B}},{\rm{C}}\), D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:
Dung dịch
A
B
C
D
E
pH
5,15
10,35
4,95
1,25
10,60
Khả năng dẫn điện
Tốt
Tốt
Kém
Tốt
Kém
Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là
Thực hiện thí nghiệm chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol - nước.
Chuẩn bị: Rượu được nấu thủ công (thành phần chủ yếu gồm ethanol và nước); bình cầu có nhánh 250 mL, nhiệt kế, ống sinh hàn nước, ống nối, ống đong 50 mL, bình tam giác 100 mL, đá bọt, nguồn nhiệt (bếp điện, đèn cồn).
Tiến hành:
- Cho 60 mL rượu được nấu thủ công vào bình cầu có nhánh, thêm vài viên đá bọt.
Chú ý: chất lỏng trong bình không vượt quá \(\frac{2}{3}\) thể tích bình.
- Lắp dụng cụ như Hình bên dưới.
- Đun nóng từ từ đến khi hỗn hợp sôi, quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế thấy tăng dần, khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định, đó chính là nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại thì tắt nguồn nhiệt, ngừng chưng cất.
Cho các phát biểu sau:
(1) Nhiệt độ sôi của ethanol thấp hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước.
(2) Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
(3) Độ cồn của rượu sau khi đun sẽ lớn hơn so với rượu ban đầu do sau khi đun thì rượu thu được tinh khiết hơn, lẫn ít nước hơn rượu ban đầu.
(4) Ở bình hứng thu được nước nguyên chất.
(5) Đá bọt có vai trò điều hòa quá trình sôi, tránh hiện tượng quá sôi.
Số phát biểu đúng là
Dung dịch X chứa \(0,02\;{\rm{mol}}\,{\rm{A}}{{\rm{l}}^{3 + }};0,04\;{\rm{mol}}\,{\rm{M}}{{\rm{g}}^{2 + }};0,04\;{\rm{mol}}\,{\rm{NO}}_3^ - ;\,x\,{\rm{mol}}\,{\rm{C}}{{\rm{l}}^ - }\)và y mol \(C{u^{2 + }}.\) Cho X tác dụng hết với dung dịch \({\rm{AgN}}{{\rm{O}}_3}\)dư, thu được 17,22 gam kết tủa. Mặt khác, cho \(170{\rm{ml}}\) dung dịch \({\rm{NaOH}}\)\(1{\rm{M}}\) vào X, thu được \({\rm{m}}\) gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả:
Thành phần kiểu gen
Thế hệ \({F_1}\)
Thế hệ \({F_2}\)
Thế hệ \({F_3}\)
Thế hệ \({F_4}\)
Thế hệ \({F_5}\)
AA
0,64
0,64
0,2
0,16
0,16
Aa
0,32
0,32
0,4
0,48
0,48
Aa
0,04
0,04
0,4
0,36
0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
Một lọ đựng dung dịch saccharose (dung dịch X) để lâu ngày. Để xác định nồng độ saccharose trong dung dịch X, tiến hành như sau: Thí nghiệm 1: thêm dung dịch \({\rm{AgN}}{{\rm{O}}_3}\) trong \({\rm{N}}{{\rm{H}}_3}\) từ từ tới dư vào \(5,00\;{\rm{mL}}\) dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa, lọc kết tủa, làm khô cẩn thận thu được \(0,432\;{\rm{g}}\) kết tủa. Thí nghiệm 2: tiến hành thủy phân hoàn toàn \(5,00\;{\rm{mL}}\)dung dịch X, sau đó thêm dung dịch \({\rm{AgN}}{{\rm{O}}_3}\) trong \({\rm{N}}{{\rm{H}}_3}\) từ từ tới dư, thấy xuất hiện kết tủa, lọc kết tủa, làm khô cẩn thận thu được 2,5488g kết tủa. Nồng độ của saccharose trong dung dịch X là