Danh sách câu hỏi
Có 17,790 câu hỏi trên 356 trang
Đến khoảng nửa triệu năm về trước, hóa thạch người đã khác với các bộ xương Homo erectus cổ hơn ở chỗ sọ lớn hơn, tròn và ít góc cạnh hơn. Sọ người châu Phi và người châu Âu cách đây nửa triệu năm khá giống sọ người hiện đại chúng ta nên được xếp vào loài Homo sapiens thay vì Homo erectus. Sự phân biệt này là võ đoán, bởi Homo erectus đã tiến hóa thành Homo sapiens. Tuy nhiên, những người Homo sapiens xa xưa đó vẫn còn khác với chúng ta ở các chi tiết xương, sọ nhỏ hơn nhiều so với chúng ta, và khác biệt khá nhiều so với chúng ta ở công cụ chế tác và hành vi. Các dân tộc dùng công cụ bằng đá ở thời hiện đại, chẳng hạn như cụ tổ mấy đời của Yali, hẳn sẽ khinh miệt gọi những công cụ bằng đá cách đây nửa triệu năm đó là quá sức thô sơ. Thứ duy nhất đáng kể khác được bổ sung vào gia sản văn hóa của con người thời đó, mà chúng ta có thể khẳng định chắc chắn, là việc dùng lửa.
(Jared Diamond, Súng, Vi Trùng Và Thép)
Theo đoạn trích, điều gì được coi là “thứ duy nhất đáng kể khác được bổ sung vào gia sản văn hóa” của con người cách đây nửa triệu năm?
Trẻ con thôn quê là bạn của các con vật. Con trâu, con bò, con chó, con mèo, các loại chim chóc và các loại côn trùng. Tôi cũng thế. Tôi có những hộp diêm và những hộp các-tông dùng để nhốt dế, cánh quýt, ve sầu và bọ rầy. Nhưng tôi khác thằng Tường. Tường hồn nhiên chơi với cả kiến, chuồn chuồn, châu chấu, nhền nhện, sâu cuốn chiếu và sâu róm, hiện nay lại đang nuôi một con cóc dưới gầm giường.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh)
Qua đoạn trích, sự khác biệt giữa nhân vật “tôi” và Tường trong cách chơi với các con vật cho thấy điều gì?
Lần đầu bà Lan ra chợ mua đồ, ai cũng tò mò vì nghe nói bà rất kĩ tính. Bà ghé gian hàng nào cũng thử đủ cách, từ vải vóc đến dao kéo. Đến hàng vải, bà cầm một miếng lụa bóng loáng lên, thử cắt bằng kéo mới nhưng lại không nói gì. Đến hàng dao, bà mua ngay một con dao sáng bóng mà chẳng cần thử thêm. Người bán vải tò mò hỏi: “Sao bà không mua kéo chỗ tôi? Lụa sô mà cắt không được thì thử làm gì?”. Bà Lan cười: “Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô. Thứ gì không xài được ngay cả với cái dễ, sao dám dùng cho cái khó hơn?”. Câu nói của bà khiến người bán im lặng, còn mấy người khác thì gật gù đồng tình.
Trong câu chuyện, câu thành ngữ “Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô” được hiểu như thế nào?
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT (30 CÂU)
Ngày xưa, Thần Trụ Trời là vị thần khổng lồ, được giao nhiệm vụ xây dựng thế giới. Ngài đã dùng đất đá để đắp thành một trụ lớn, chống đỡ bầu trời và chia cắt trời đất. Khi công việc hoàn thành, Thần Trụ Trời đẩy bầu trời lên cao, tạo nên không gian rộng lớn giữa trời và đất. Sau đó, ngài phá hủy cây trụ để đất đá rơi xuống, hình thành núi non, sông suối, đồng bằng, và biển cả. Từ đó, trời đất trở nên hài hòa, và muôn loài bắt đầu sinh sôi, nảy nở.
(Thần thoại Việt Nam, Thần Trụ Trời)
Theo thần thoại Việt Nam, Thần Trụ Trời đã làm gì để phân chia trời và đất?