Danh sách câu hỏi ( Có 18,251 câu hỏi trên 366 trang )

Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân. Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da. Chính dịp đó ông Diểu đi săn. Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. ở tuổi sáu mươi, với khẩu súng mới, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống. Ông Diểu nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cố. Để cho cẩn thận, ông còn mang theo cả nắm xôi nếp. Ông đi men theo suối cạn, cứ thế ngược lên mó nước đầu nguồn. Cách mó nước một dặm là vương quốc của hang động đá vôi. (Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp) Đoạn trích được kể bởi ngôi thứ mấy?    

Xem chi tiết 97 lượt xem 2 tháng trước

PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1. TIẾNG VIỆT (30 CÂU) Hê-ra-clét ra đi. Chàng sang đất châu Phi, băng qua sa mạc Li-bi vắng ngắt không một bóng cây, bóng người rồi phải đi qua nhiều xứ sở của những người Dã man, cuối cùng mới tới được nơi cùng kiệt của đất. Đến đây là chàng đã đặt chân tới được bờ đại dương mênh mông sóng vỗ. Nhưng đi nữa thì chẳng còn đường. Núi bít kín lấy biển. Làm cách nào để đi tiếp bây giờ? Hê-ra-clét bèn dùng sức lực ghê gớm của mình xẻ tách quả núi khổng lồ bít kín lấy biển kia ra. Thế là biển bên trong và bên ngoài, bên phía đông và phía tây thông suốt. Trong khi làm việc xẻ núi, chàng khuân đá xếp sang hai bên. Những tảng đá xếp chồng chất lên nhau cao như hai cái cột khổng lồ ở hai bên nhường quãng đường giữa cho biển cả giao lưu, chính là eo biển Gi-bơ-ran-ta nối liền Đại Tây Dương với Địa Trung Hải ngày nay. Cột đá Gi-bơ-ran-ta thuộc đất Ét-pa-ni (Tây Ban Nha). Cột đá Xu-ta thuộc nước Ma-rốc. Ngày xưa, người Hi Lạp gọi đó là “Cột đá của Hê-ra-clét”. (Hê-ra-clét đi đoạt đàn bò của Gê-ri-ông, Thần thoại Hi Lạp, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022) Những câu văn in đậm trong đoạn trích có ý nghĩa gì?

Xem chi tiết 72 lượt xem 2 tháng trước