Danh sách câu hỏi
Có 17,868 câu hỏi trên 358 trang
Tối đó, nàng bồn chồn, đứng ngồi chẳng yên chỉ mong chóng tới khuya đặng báo tin lành này cho Tú Trung. Nàng chờ khuya rồi mới tắt đèn tối hù đoạn buông tấm vải trắng dọc theo mặt tiền nhà đoạn về nằm trên giường quấn châm vào khúc dây nối liền với tấm vải trắng dùng để kéo Tú Trung lên. Đêm đó, khi tiếng mõ từ xa vẳng lại được một lát thì cái dây giựt mạnh. Thục Ngọc chồm dậy xỏ chân vô hài rồi chạy lại nắm đầu tấm vải trắng, hơi nhún chân để lấy đà kéo mạnh. Một kéo, hai kéo rồi ba bốn kéo… một bóng đen bước vội qua thành cửa sổ. Thục Ngọc kéo thêm một sải nữa tấm vải trắng chạy tuột hẳn vô trong lầu, tòn ten bên cạnh bóng đen. Thục Ngọc khẽ cất tiếng gọi như để hướng dẫn người tình trong đêm tối… Tú Trung, đúng bóng đen ấy là Tú Trung, cứ yên lặng theo đúng ước hiệu bình tĩnh mà bước tới.
(Nguyễn Văn Thuý, Bao công xử án)
Trong đoạn trích, chi tiết “Thục Ngọc kéo thêm một sải nữa tấm vải trắng chạy tuột hẳn vô trong lầu, tòn ten bên cạnh bóng đen” cho thấy điều gì về cách tác giả xây dựng không gian câu chuyện?
Trong một trận đấu bóng đá, tinh thần quyết tâm là yếu tố cần thiết, nhưng nếu cầu thủ quá hăng máu, họ có thể mắc sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến những tình huống không đáng có. Đội trưởng đội A, vì quá quyết tâm bảo vệ khung thành, đã lao vào một pha bóng không cần thiết, dẫn đến việc phạm lỗi và bị trọng tài phạt thẻ đỏ. Tình huống này làm đội mất đi lợi thế và rơi vào thế phòng ngự suốt trận đấu. Đúng là “Cả gió tắt đuốc” hành động mạnh bạo đôi khi không giúp ích mà còn gây ra hậu quả nặng nề. Nếu anh giữ được bình tĩnh và xử lí khéo léo hơn, đội bóng đã không gặp bất lợi và có thể giành chiến thắng. Thành ngữ này là lời nhắc nhở rằng, trong bất kì tình huống nào, sự điều độ và tỉnh táo luôn quan trọng hơn việc hành động bột phát.
(Sưu tầm)
Thành ngữ “Cả gió tắt đuốc” thường được sử dụng để nhắc nhở về điều gì?
TÍNH CÁCH
Mẹ tôi buôn bán, chai lì trước cán cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà đều hồn nhiên “ăn theo” một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
– Coi chừng trôi ti vi...
– Còn sách ông chưa viết ra đã hoá đá – Mẹ tôi trả miếng – Thế cũng mang danh nhà này, nhà nọ.
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi hớn háo phốc ra chặn đường con bé bán trứng vịt lộn.
– Mày biến đâu tài thế. Hi! Có chui xuống đất rồi cũng gặp tao – Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
– Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!
– Nhà này cũng đang ốm đây – Mẹ tôi cười bù – Khỏi bẻm mép.
Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cái mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi...
Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi xoa chấm mắt.
Lâu sau, ti vi phát vở kịch “Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ”. Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.
(Nhiều tác giả, Truyện ngắn cực hay, NXB Phụ nữ, 2003, tr. 346)
Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng xuyên suốt truyện ngắn trên là gì?