Danh sách câu hỏi
Có 1,319 câu hỏi trên 27 trang
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc thông tin sau:
Thông tin. Việt Nam ngày càng thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình liên kết khu vực và thế giới. Là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995, nước ta tham gia tích cực và đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tham gia các tổ chức và diễn đàn khác như Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), Cộng đồng kinh tế châu Á - Thái bình dương (APEC) Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS), Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào không liên kết... Nước ta đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực và đang đàm phán các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác hợp tác kinh tế khu vực (RCEP).
a) Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào không liên kết là biểu hiện của hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Việt Nam cần vừa hội nhập kinh tế song phương vừa hội nhập kinh tế đa phương.
c) Kết hợp chặt chẽ hội nhập về kinh tế với hội nhập về chính trị, văn hóa.
d) Khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên phải tuân thủ các quy định do các nước phát triển đặt ra.
Quyền nào của công dân không được đề cập đến trong trường hợp sau?
Trường hợp. Học xong lớp 12, V tham dự kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đạt số điểm rất cao khối A00, tuy nhiên, gia đình khó khăn không có điều kiện cho em thực hiện ước mơ học đại học. Khi biết tin, chính quyền địa phương cùng các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã đến động viên, thăm hỏi, tặng quà và trao học bổng để giúp V tiếp tục đi học. Nhận được sự hỗ trợ kịp thời, V rất xúc động, em quyết định đăng kí học ngành công nghệ thông tin yêu thích ở trường đại học gần nhà để thực hiện ước mơ của mình.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau:
Thông tin. Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng tăng cường tham gia các diễn đàn pháp lí đa phương, như Uỷ ban các vấn đề pháp lí (Uỷ ban VI) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Tham vấn pháp luật Á - Phi (AALCO). Đảng chú ý, Việt Nam đắc cử trong những kì bầu cử với tính cạnh tranh cao, giành được quyền hiện diện tại các cơ chế pháp lí quốc tế quan trọng như Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) và Uỷ ban Pháp luật Quốc tế Liên hợp quốc (ILC).
Tại các diễn đàn này, Việt Nam kịp thời đưa ra các quan điểm phù hợp với lợi ích, chủ trương của mình, bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, việc Việt Nam thúc đẩy các chủ đề pháp lí thực tiễn, sát sao với lợi ích của các nước đang phát triển như môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... được các nước ủng hộ, đánh giá cao và ngày càng tín nhiệm.
a) Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tích cực tham gia và xây dựng pháp luật quốc tế để nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
b) Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển giữa các quốc gia.
c) Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau, không có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tác động qua lại và không ảnh hưởng lẫn nhau.
d) Để giữ gìn hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền con người, chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, sắc tộc trên thế giới, Việt Nam luôn đề nghị các quốc gia tuân thủ một trong bảy nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau:
Thông tin. Công ty A chuyên sản xuất và lắp ráp xe gắn máy. Ban Giám đốc công ty không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm mà luôn quan tâm đến cuộc sống của người lao động bằng các chế độ chính sách ưu đãi, tạo điều kiện để nhân viên được làm việc trong một môi trường an toàn, thân thiện. Công ty đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phối hợp với phòng nhân sự đề xuất chương trình “Giữ chân nhân tài”, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Đồng thời, công ty đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động, đánh giá thành tích cá nhân cuối năm để làm căn cứ nâng lương, thưởng và thăng tiến trong công việc cho người lao động.
a) Việc làm của công ty A nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
b) Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, chăm lo đến đời sống người lao động với chế độ đãi ngộ xứng đáng thể hiện trách nhiệm cá nhân của doanh nghiệp.
c) Chương trình “Giữ chân nhân tài” có thể khiến người lao động thấy mình được đánh giá cao, sinh ra tự mãn bản thân, thiếu động lực cố gắng.
d) Công ty A đã biết kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc thông tin sau:
Thông tin. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với việc quan hệ hợp tác cùng nhiều quốc gia, tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và toàn cầu, kí kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các dịch vụ quốc tế, ... tạo động lực để tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại đồng thời không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu ở nước ta ngày càng được thúc đẩy, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp của xuất khẩu vào GDP ngày càng tăng, tỉ trọng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 53,6% năm 2010 lên 85,2% năm 2022.
a) Thông tin trên cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển đất nước.
b) Phát triển quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
c) Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ mang lại những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.
d) Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam theo hướng hiện đại.