Danh sách câu hỏi

Có 1,319 câu hỏi trên 27 trang
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc các trường hợp sau: Trường hợp 1. Ông K là chủ một tàu cá. Nhằm tránh sự giám sát của các cơ quan chức năng, ông K đã tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình trên tàu, gửi sang tàu khác. Sau đó ông cho tàu đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Trường hợp 2. Doanh nghiệp T chuyên sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ đã chủ động tìm hiểu về quy tắc xuất xứ sản phẩm xuất khẩu và các quy định mới của châu Âu như quy định về phát triển bền vững, thoả thuận xanh để nâng cao chất lượng hàng hoá, đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hoa vào thị trường châu Âu. a) Ông K (trường hợp 1) và Doanh nghiệp T (trường hợp 2) đều thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế.  b) Hành vi của ông K (trường hợp 1) có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. c) Doanh nghiệp T (trường hợp 2) đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. d) Hành vi của ông K (trường hợp 1) không gây ảnh hưởng gì đến uy tín của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, vì đây chỉ là sai phạm của một cá nhân.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 23, 24 Thông tin. Công ty P (ở Việt Nam) và Công ty B (trụ sở tại Hàn Quốc) kí hợp đồng J có nội dung sau: Công ty P mua của Công ty B 1000 tấn (+/−10 % không bao gồm độ ẩm) giấy phế liệu; đơn giá 235 USD/tấn giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng; độ ẩm tối đa cửa hàng hoá là 12 %. Sau đó, trong hai lô hàng được chuyển đến kho của Công ty P thì phát hiện giấy trong một số thùng bị vượt quá độ ẩm cho phép. Sau khi có kết quả giám định, Công ty P đã thông báo và yêu cầu Công ty B bồi thường nhưng không được chấp nhận. Sau đó, Công ty P đã giao toàn bộ lô hàng trên theo khối lượng kết luận giám định thực tế cho Công ty B. Công ty P khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết buộc Công ty B bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng với tổng số tiền 32 489,69 USD. Toà án phúc thẩm tuyên đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo không có quyền kháng cáo, bản án sơ thẩm có hiệu lực theo pháp luật, trong đó: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty P đối với Công ty B, buộc Công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty P tổng số tiền 30 485,85 USD theo Hợp đồng và 41 840 000 đồng chi phí giám định. Khi mua bán, để quyền và lợi ích của công ty mình được đảm bảo thì hai công ty phải kí kết hợp đồng nào?
Câu 4. Đọc thông tin sau: Thông tin. Công ước về Ấn định lương tối thiểu năm 1970 của Tổ chức Lao động Quốc tế quy định: “Mọi nước thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết thiết lập một hệ thống lương tối thiểu để áp dụng cho mọi nhóm người làm công ăn lương mà những điều kiện sử dụng lao động của họ khiến việc áp dụng cho họ là thích đáng" (khoản 1 Điều 1); “Lương tối thiếu có hiệu lực pháp luật và không thế bị hạ thấp; nếu không áp dụng sẽ bị áp dụng chế tài thích đáng, bao gồm cả những chế tài hình sự hoặc những chế tài khác đối với người hoặc những người chịu trách nhiệm” (khoản 1 Điều 2). Các quy định trên đã trở thành cơ sở đế xây dựng và hoàn thiện pháp luật lao động nước tA. Vì thế, trong Bộ luật Lao động năm 2019 của Việt Nam quy định: “Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thoa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động" (khoan 1 Điều 93); "Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu” (khoản 2 Điều 90). a) Đoạn thông tin trên cho thấy pháp luật quốc tế và luật quốc gia tồn tại độc lập, không liên quan gì đến nhau. b) Quy định trong Công ước về Ấn định lương tối thiểu năm 1970 của Tổ chức Lao động Quốc tế là cơ sở để Nhà nước Việt Nam xây dựng các quy định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam. c) Đoạn thông tin trên cho thấy pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. d) Việc Việt Nam thực hiện nội luật hóa các quy định trong Công ước về Ấn định lương tối thiểu năm 1970 đã góp phần mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, tầm ảnh hưởng và thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế.