Danh sách câu hỏi
Có 1,319 câu hỏi trên 27 trang
Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau:
Thông tin. Từ chỗ chủ yếu tiếp thu, tham gia các tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế đã hình thành trước đây, vận dụng pháp luật quốc tế để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, Việt Nam chuyển sang từng bước tham gia đóng góp xây dựng luật chơi, tham gia pháp điển và phát triển pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia đồng thời đóng góp thúc đẩy hoà bình, an ninh và hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững.
a) Pháp luật quốc tế do một mình Việt Nam xây dựng.
b) Nước ta tham gia xây dựng pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
c) Pháp luật quốc tế có vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế.
d) Để bảo vệ quyền con người, chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, sắc tộc trên thế giới thì các quốc gia phải chung tay xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:
Thông tin. Đến nay, nước ta đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 4 đối tác chiến lược toàn diện, 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện); có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới; trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.
a) Nước ta có quan hệ hợp tác kinh tế với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.
b) Việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương giúp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại.
c) Kinh tế đối ngoại là yếu tố giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
d) Hoạt động kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chính sách an sinh xã hội nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?
Thông tin. Theo Niên giám thống kê năm 2022, chính sách bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong lưới an sinh xã hội, giúp người lao động chống đỡ các rủi ro mất hoặc suy giảm thu nhập nếu người lao động không may không thể làm việc, mất việc làm do bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, ... hoặc nghỉ hưu do tuổi già. Năm 2021, số người tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tăng. Tổng số thu bảo hiểm đạt 477,3 nghìn tỉ đồng, tổng số chi bảo hiểm đạt 393,6 nghìn tỉ đồng.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:
Thông tin. Theo khảo sát về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam năm 2022, thị trường lao động trong nước chỉ có khoảng 11 % lao động có kĩ năng nghề cao và hơn 26 % người lao động đã qua đào tạo. Đáng chú ý, chỉ 5 % lao động có trình độ tiếng Anh. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực và thế giới. Nếu không chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ mất dần sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài.
(Theo: Báo Tin tức Thông tấn xã Việt Nam, “Việt Nam đang thiếu nguồn lao động có kỹ năng nghề cao”, ngày 22/08/2022)
a) Thông tin trên cho thấy, Việt Nam cần gia tăng tỉ trọng lao động chất lượng ist in cao trên thị trường lao động.
b) Trong xu thế hội nhập, trình độ tiếng Anh là yếu tố duy nhất góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.
c) Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
d) Ở Việt Nam, xu hướng chuyển dịch lao động gắn với kĩ năng mềm ngày càng trở nên cần thiết.