Danh sách câu hỏi ( Có 4,041 câu hỏi trên 81 trang )

Đọc thông tin sau: Nhằm thực hiện tốt an sinh xã hội, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012, “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đề ra quan điểm bảo đảm ASXH với một cấu trúc bao gồm: 1-Việc làm, thu nhập và giảm nghèo; 2-Bảo hiểm xã hội; 3-Trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 4-Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và bảo đảm thông tin). Qua quá trình thực hiện Nghị quyết trên, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, cụ thể: tính đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ước giảm còn khoảng 2,75%; số người tham gia BHXH ước đạt 16,101 triệu người chiếm khoảng 32,6% so với lực lượng lao động, số người tham gia BHYT là 87,97 triệu người, đạt 90,85% dân số; số người hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng bằng tiền mặt đạt 2,9 triệu người; số người có công đang được hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng là gần 1,4 triệu người và trên 500 nghìn thân nhân người có công đang được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng. (Nguồn: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/- /2018/824971/an-sinh-xa-hoi-o-viet-nam-trong-thoi-ky-chuyen-doi-so.aspx) a. Nghị quyết trên đã định hình các chính sách cơ bản của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. b. Những kết quả đạt được trên đã góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. c. Chế độ ưu đãi hằng tháng đối với người có công thuộc chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản. d. Kết quả của chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo chưa đạt được hiệu quả.

Xem chi tiết 14 lượt xem 5 ngày trước

Đọc thông tin sau: Những người dân sinh sống ở huyện Long Thành cho biết, thời điểm tháng 3/2023, sân bay Long Thành thi công gói thầu san nền sân bay khiến bụi phát tán ảnh hưởng đến nhiều khu dân cư. Mỗi lần gió lên là bụi bay mù trời. Nhà cửa phải đóng kín suốt ngày mà bụi vẫn bám đầy nhà, ảnh hưởng không ít tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân quanh khu vực sân bay. Không chỉ nhà dân, các công sở, trường học, nhà máy... nhìn từ trên cao, toàn bộ phần mái đều phủ một màu đỏ của bụi. Như Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh, kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai từ đầu mùa khô 2023 (tháng 11) đến nay cho thấy, ô nhiễm bụi khu vực thi công sân bay Long Thành vượt quy chuẩn quy định từ 1,24-2,98 lần. Bụi bẩn đã ảnh hưởng rất lớn đến các khu dân cư lân cận và giao thông đi lại của người dân. Liên quan đến tình trạng ô nhiễm bụi do quá trình thi công sân bay Long Thành giai đoạn 1, mới đây, chủ đầu tư Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, đơn vị đã và đang triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục theo ý kiến của cơ quan chức năng. ACV đã chỉ đạo tư vấn giám sát thực hiện giám sát chặt chẽ việc vận chuyển của các phương tiện thiết bị tham gia thi công đảm bảo theo đúng các tuyến đường công vụ. Các trường hợp vi phạm sẽ bị đình chỉ và không cấp phép hoạt động trên công trường. a. Việc san lấp đất nền của sân bay Long Thành không thể hiện đúng trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) b. Chủ đầu tư Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) không cần phải triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. c. Trong các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm bắt buộc, còn các trách nhiệm khác là tự nguyện. d. Việc đình chỉ và không cấp phép hoạt động của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai và Tổng công ty hàng không Việt Nam thể hiện vai trò quản lí xã hội của pháp luật.

Xem chi tiết 13 lượt xem 5 ngày trước

Đọc thông tin sau: Ngày 25-5-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2017NĐ-CP về Quản lí, phát triển cụm công nghiệp trong đó có việc đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thực hiện chính sách ưu đã như miễn thuế đất, cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước... cho các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các chủ thể kinh tế vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu vực tập trung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bàn.” a. Việc đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng được coi như là động lực để phát triển kinh tế. b. Thông qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế đã góp phần thể hiện vai trò của chủ thể kinh tế nhà nước. c. Hoạt động đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp từ ngân sách nhà nước cũng là gián tiếp góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. d. Thông qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ các doanh nghiệp từ ngân sách nhà nước làm mất đi tính công bằng, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế.

Xem chi tiết 12 lượt xem 5 ngày trước

PHẦN 2. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc thông tin sau: Trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực và cótrách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Quan hệ song phương và đa phương ngày càng được củng cố, phát triển và dần đi vào chiều sâu. Chúng ta đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều nước, trong đó với tất cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tạo ra chuyển biến mới về chất trong hoạt động đối ngoại. Việt Nam ngày càng thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình liên kết khu vực và thế giới. Là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995, nước ta tham gia tích cực và đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tham gia các tổ chức và diễn đàn khác như Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), Cộng đồng kinh tế châu Á - Thái bình dương (APEC) Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS), Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào không liên kết... Nước ta đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực và đang đàm phán các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác hợp tác kinh tế khu vực (RCEP). (Nguồn: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18(298), tháng 9/2015) a. Việt Nam hội nhập kinh tế với nhiều cấp độ: song phương, khu vực và quốc tế. b. Việt Nam chỉ chú trọng hội nhập kinh tế khu vực vì các nước trong khu vực có đặc điểm, vị trí địa lí tương đồng sẽ thuận lợi cho quá trình hợp tác. c. Việt Nam là một thành viên tích cực trong hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. d. Hội nhập kinh tế sẽ làm giảm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Xem chi tiết 13 lượt xem 5 ngày trước

Đọc đoạn thông tin sau: Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 30 tháng 12 năm 1999, chính thức có hiệu lực từ ngày 06 tháng 7 năm 2000. Điều I: Hai bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt - Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước. Điều II: Hai bên ký kết đồng ý hướng đi của đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  Nam  và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được xác định từ Tây sang Đông …. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước mô tả ở Điều này được vẽ bằng đường đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 do hai bên cùng xác định, độ dài và diện tích dùng trong mô tả đường biên giới được đo từ bản đồ này. Bộ bản đồ nói trên đính kèm Hiệp ước này là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước. (Nguồn: http://bienphongvietnam.gov.vn/hiep-uoc-bien-gioi-tren-dat-lien-giua-viet-nam-trung-quoc-ky-ngay-30-12-1999.) a. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ký kết theo đúng trình tự và thủ tục của pháp luật quốc tế. b. Cơ sở của hiệp ước này phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế c. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể tự ý huỷ bổ hiệp ước này mà không cần sự đồng ý của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  Nam . d. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước không cần thể hiện trên bản đồ.

Xem chi tiết 11 lượt xem 1 tuần trước

Đọc đoạn thông tin sau: Là Quốc gia thành viên Công ước Luật Biển 1982, ngày 12/11/1982 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam…Là một quốc gia có nhiều lợi ích gắn với biển và là thành viên có trách nhiệm của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam luôn đi đầu và không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện Công ước, kể từ khi chấp nhận sự ràng buộc và trở thành một quốc gia thành viên của Công ước. Với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Tại các khu vực chưa phân định, Việt Nam cùng các bên đã có những biện pháp để quản lý các vấn đề trên biển cũng như đang tiến hành đàm phán, đối thoại với các quốc gia ven biển để giải quyết các khu vực chồng lấn còn lại. Việt Nam luôn đề cao mục tiêu, tôn chỉ và các quy định của Công ước, nỗ lực triển khai các biện pháp để thực thi Công ước; đồng thời kiên trì, kiên quyết yêu cầu các quốc gia khác tuân thủ các nghĩa vụ của Công ước, qua đó đóng góp vào bảo vệ trật tự pháp lý trên biển. (Nguồn: http://biengioilanhtho.gov.vn) a. VN xác định đường cơ sở của Quốc gia trên biển căn cứ vào Công ước Luật Biển 1982. b. Việt Nam không đề cao mục tiêu, tôn chỉ và các quy định của Công ước. c. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. d. Việt Nam không có vai trò gì trong việc bảo vệ trật tự pháp lý trên biển.

Xem chi tiết 10 lượt xem 1 tuần trước

Đọc đoạn thông tin sau: Từ ngày 13 - 17/6/2022, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã diễn ra Cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam. Tại Cuộc họp, hai bên đã trao đổi một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm sự ổn định của đường biên, mốc giới nhằm góp phần củng cố và xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước như: kế hoạch xử lý các cột mốc cũ còn tồn tại trên thực địa tại các khu vực đã hoàn thành phân giới cắm mốc (bao gồm việc dỡ bỏ và giữ lại một số cột mốc để làm chứng tích lịch sử và tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới); xử lý, khắc phục một số mốc biên giới bị hư hỏng, sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; khảo sát thực địa, cắm thêm một số cọc đánh dấu điểm đặc trưng làm rõ hướng đi của đường biên giới trên thực địa tại một số khu vực đã hoàn thành phân giới cắm mốc nhưng vẫn có khó khăn trong việc nhận biết. Hai bên khẳng định quyết tâm và nỗ lực tìm giải pháp công bằng, hợp lý mà hai bên cùng chấp nhận được để phân giới cắm mốc đối với 16% đường biên giới còn lại; đồng thời, nhất trí về sự cần thiết xây dựng Hiệp định về quy chế biên giới mới để thay thế cho Hiệp định về quy chế biên giới ký năm 1983 nhằm tạo thuận lợi cho công tác phối hợp quản lý biên giới chung. (Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam-va-campuchia-nhat-tri-xay-dung-hiep-dinh-ve-quy-che-bien-gioi-moi-612399) a. Xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước Việt Nam – Campuchia là trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân cả hai nước. b. Hai nước Việt Nam – Campuchia phối hợp với nhau trong công tác quản lý biên giới chung là thực hiện đúng quy định của pháp luật quốc tế. c. Khảo sát thực địa, cắm thêm một số cọc đánh dấu điểm đặc trưng làm rõ hướng đi của đường biên giới trên thực địa là việc làm cần thiết. d. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước không cần thể hiện trên bản đồ.

Xem chi tiết 8 lượt xem 1 tuần trước

Đọc đoạn thông tin sau: Tối 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận: tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. (Nguồn: https://tuoitre.vn) a. Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông là hành vi vi phạm quy định của Luật Biển quốc tế. b. Các lực lượng chấp pháp của nhà nước Việt Nam không có quyền yêu cầu chấm dứt các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. c. Việt Nam trao công hàm phản đối các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc là thực hiện đúng quy định của Công ước LHQ về luật biển . d. Trung Quốc cần tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Xem chi tiết 8 lượt xem 1 tuần trước

Hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau có phù hợp với nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế hay không? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d. a. Công ty trách nhiệm hữu hạn lương thực TG (Quốc tịch Indonesia) ký hợp đồng xuất khẩu đường với đối tác Malaysia là Công ty S. Số lượng thỏa thuận là 700 tấn với giá 850 USD/tấn. Tuy nhiên, do giá đường thế giới giảm mạnh, Công ty S đơn phương hủy hợp đồng và từ chối nhận hàng. b. Do giới hạn hạn ngạch xuất khẩu, Công ty D (Quốc tịch Trung Quốc) đã ủy thác cho Công ty X (Quốc tịch Trung Quốc) xuất khẩu 500 tấn linh kiện điện tử trị giá 450.000 USD cho Công ty M (Quốc tịch Úc). Tuy nhiên, Công ty M đơn phương thay đổi phương thức thanh toán nên Công ty X tuyên bố đối tác vi phạm hợp đồng. c. Công ty K (Quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ) và Công ty Y (Quốc tịch Đức) ký hợp đồng mua bán 5.000 tấn thép vào ngày 18-8 với tổng giá trị 1,2 tỷ USD. Công ty Y giao hàng đúng số lượng và thời gian đã cam kết trong hợp đồng. d. Ngày 25-7, Công ty trách nhiệm hữu hạn H (Quốc tịch Mỹ) ký hợp đồng với Công ty R (Quốc tịch Brazil) để nhập khẩu 3.000 tấn cà phê nhân với giá 2.500 USD/tấn, theo tiêu chuẩn chất lượng ghi rõ trong hợp đồng. Khi nhận hàng, Công ty H xác nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn như cam kết.

Xem chi tiết 5 lượt xem 1 tuần trước