Danh sách câu hỏi ( Có 4,041 câu hỏi trên 81 trang )

Câu hỏi trắc nghiệm đúng - sai Hành vi của chủ thể nào phù hợp với nguyên tắc của WTO? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d. a. Sau khi Thái Lan gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất gạo của nước này có cơ hội mở rộng thị trường. Nhờ hưởng lợi từ chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu của WTO, gạo Thái Lan đã tiếp cận sâu hơn các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, và Pháp, đưa Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. b. Thực hiện cam kết sau khi gia nhập WTO, Ấn Độ đã điều chỉnh biểu thuế nhập khẩu. Theo đó, từ ngày 10-5-2007, có hơn 500 dòng thuế thuộc 150 nhóm mặt hàng nằm trong danh mục cắt giảm. Các mặt hàng được điều chỉnh giảm thuế bao gồm hàng điện tử, ô tô, linh kiện máy móc và sản phẩm dệt may. Trong đó, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm từ 90% xuống 75%. c. Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc đã có quy định gây cản trở thương mại đối với sản phẩm sữa nhập khẩu, nên đã yêu cầu tham vấn. Trung Quốc áp dụng quy định chỉ cho phép phân phối sữa nhập khẩu tại một số siêu thị chuyên biệt và yêu cầu dán nhãn "sữa nhập khẩu đặc biệt", dẫn đến hạn chế khả năng tiêu thụ của sản phẩm nhập khẩu. d. Ngày 15-3, Pháp ban hành chương trình hỗ trợ đặc biệt cho ngành rượu vang nội địa. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất rượu vang trong nước sẽ được trợ cấp nghiên cứu thị trường và hỗ trợ về thuế. Cho rằng điều này gây bất bình đẳng giữa rượu vang nội địa và nhập khẩu, Chile đã yêu cầu tham vấn đối với Pháp.

Xem chi tiết 4 lượt xem 1 tuần trước

Đọc thông tin sau: Trong hệ thống pháp lý quốc gia, mỗi nước có quyền tự quyết định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài đang sinh sống, làm việc hoặc học tập trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, quyền hạn và chế độ đối xử dành cho người nước ngoài có thể khác nhau tùy vào từng quốc gia. Những người nước ngoài làm việc tại các đại sứ quán hay cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế được xem là một bộ phận đặc biệt trong cộng đồng dân cư của quốc gia sở tại. Còn đối với các chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài sẽ không hoàn toàn được hưởng đầy đủ quyền lợi như công dân của nước đó, nhưng có thể được hưởng một số quyền lợi nhất định. Trong một số trường hợp, chế độ đối xử tối huệ quốc có thể được áp dụng, nhưng không phải cho tất cả người nước ngoài. a. Mỗi nước toàn quyền quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài theo quan điểm của mình. b. Thành phần dân cư của một nước bao gồm người nước ngoài đang công tác trong các đại sứ quán nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. c. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng chế độ đối xử quốc gia, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam. d. Chế độ đối xử tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập, công tác ở nước sở tại.

Xem chi tiết 12 lượt xem 1 tuần trước

 Đọc đoạn thông tin sau: Từ ngày 13 - 17/6/2022, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã diễn ra Cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam. Tại Cuộc họp, hai bên đã trao đổi một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm sự ổn định của đường biên, mốc giới nhằm góp phần củng cố và xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước như: kế hoạch xử lý các cột mốc cũ còn tồn tại trên thực địa tại các khu vực đã hoàn thành phân giới cắm mốc (bao gồm việc dỡ bỏ và giữ lại một số cột mốc để làm chứng tích lịch sử và tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới); xử lý, khắc phục một số mốc biên giới bị hư hỏng, sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; khảo sát thực địa, cắm thêm một số cọc đánh dấu điểm đặc trưng làm rõ hướng đi của đường biên giới trên thực địa tại một số khu vực đã hoàn thành phân giới cắm mốc nhưng vẫn có khó khăn trong việc nhận biết. Hai bên khẳng định quyết tâm và nỗ lực tìm giải pháp công bằng, hợp lý mà hai bên cùng chấp nhận được để phân giới cắm mốc đối với 16% đường biên giới còn lại; đồng thời, nhất trí về sự cần thiết xây dựng Hiệp định về quy chế biên giới mới để thay thế cho Hiệp định về quy chế biên giới ký năm 1983 nhằm tạo thuận lợi cho công tác phối hợp quản lý biên giới chung. (Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam-va-campuchia-nhat-tri-xay-dung-hiep-dinh-ve-quy-che-bien-gioi-moi-612399) a. Xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước Việt Nam – Campuchia là trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân cả hai nước. b. Hai nước Việt Nam – Campuchia phối hợp với nhau trong công tác quản lý biên giới chung là thực hiện đúng quy định của pháp luật quốc tế. c. Khảo sát thực địa, cắm thêm một số cọc đánh dấu điểm đặc trưng làm rõ hướng đi của đường biên giới trên thực địa là việc làm cần thiết. d. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước không cần thể hiện trên bản đồ.

Xem chi tiết 9 lượt xem 1 tuần trước

Đọc đoạn thông tin sau: Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 30 tháng 12 năm 1999, chính thức có hiệu lực từ ngày 06 tháng 7 năm 2000. Điều I: Hai bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt - Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước. Điều II: Hai bên ký kết đồng ý hướng đi của đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được xác định từ Tây sang Đông …. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước mô tả ở Điều này được vẽ bằng đường đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 do hai bên cùng xác định, độ dài và diện tích dùng trong mô tả đường biên giới được đo từ bản đồ này. Bộ bản đồ nói trên đính kèm Hiệp ước này là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước. (Nguồn: http://bienphongvietnam.gov.vn/hiep-uoc-bien-gioi-tren-dat-lien-giua-viet-nam-trung-quoc-ky-ngay-30-12-1999.) a. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ký kết theo đúng trình tự và thủ tục của pháp luật quốc tế. b. Cơ sở của hiệp ước này phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế. c. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể tự ý huỷ bỏ hiệp ước này mà không cần sự đồng ý của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. d. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước không cần thể hiện trên bản đồ.

Xem chi tiết 12 lượt xem 1 tuần trước

 Đọc đoạn thông tin sau: Tối 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận: tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. (Nguồn: https://tuoitre.vn) a. Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông là hành vi vi phạm quy định của Luật Biển quốc tế. b. Các lực lượng chấp pháp của nhà nước Việt Nam không có quyền yêu cầu chấm dứt các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. c. Việt Nam trao công hàm phản đối các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc là thực hiện đúng quy định của Công ước LHQ về luật biển. d. Trung Quốc cần tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Xem chi tiết 5 lượt xem 1 tuần trước

Đọc tình huống sau: Nước D nằm bên bờ biển đông. Là quốc gia ven biển, các vùng biển của nước d không nằm đối diện và không kề cận với quốc gia khác trong phạm vi của công ước luật biển năm 1982, rộng mênh mông từ bờ ra biển quốc tế. Trước quy định đây, khi chưa có công ước của liên hợp quốc về luật biển, nước D tự xác định nội thuỷ, lãnh hải của mình theo tập quán quốc tế và tuyên bố đơn phương trong quan hệ với các nước trên thế giới. Từ năm 1996 khi công ước về luật biển có hiệu lực, nước D tự xác định nội thuỷ và lãnh hải của mình phù hợp với quy định của công ước, đồng thời ban hành luật biển của quốc gia, trong đó xác định các vùng biển của nước mình. a. Nước D căn cứ vào công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (unclos) để xác định nội thủy, lãnh hải và các vùng biển khác của mình. b. Nếu các vùng biển không đối diện hoặc kề cận với lãnh thổ của quốc gia khác, nước D không cần tham khảo ý kiến hoặc sự đồng ý của các nước láng giềng. c. Nước D có thể tự xác định lãnh hải, nội thủy mà không tuân theo bất kỳ quy định quốc tế nào. d. Khi không có tranh chấp, quốc gia ven biển không cần tuân thủ unclos.

Xem chi tiết 9 lượt xem 1 tuần trước

Đọc tình huống sau Ông Rafael và bà Maria, mang quốc tịch tây ban nha, đã sinh sống và làm việc tại việt nam từ 10 năm nay. Họ quản lý một công ty xây dựng tây ban nha tại thành phố đà nẵng. Khi sống tại việt nam, ông rafael và bà maria có quyền tự do kinh doanh, quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng và không phân biệt đối xử khi thực hiện các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, họ không có quyền bầu cử, ứng cử, và cũng không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí như công dân việt nam. Ngoài ra, ông bà không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và không được tham gia quản lý nhà nước cũng như không có quyền biểu tình. a. Ông Rafael và bà Maria có quyền tham gia bầu cử và ứng cử tại việt nam. b. Ông rafael và bà maria phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi cư trú tại việt nam. c. Ông rafael và bà maria không có quyền bầu cử, ứng cử và không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại việt nam vì họ không mang quốc tịch việt nam. d. Theo công pháp quốc tế, ông rafael và bà maria được quyền tự do kinh doanh, làm việc và hưởng sự bảo hộ về danh dự, nhân phẩm tại quốc gia mà họ cư trú.

Xem chi tiết 9 lượt xem 1 tuần trước