Danh sách câu hỏi ( Có 56,594 câu hỏi trên 1,132 trang )

Hình dưới đây mô tả một đoạn NST từ tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có 6 băng (kí kiệu từ 1 đến 6) tương ứng với 6 locus gen khác nhau chưa biết trật tự trên NST (kí hiệu từ A đến F). Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 5 thể dị hợp tử về đột biến mất đoạn NST (từ I đến V) xuất phát từ một dòng ruồi giấm mang kiểu gen đồng hợp kiểu dại ở tất cả 6 locus gen (hình vẽ dưới). Khi tiến hành lai giữa mỗi thể đột biến mất đoạn (từ I đến V) với cùng một dòng ruồi giấm đồng hợp về các đột biến lặn tại cả 6 locus gen (kí hiệu từ a đến f) thu được kết quả ở bảng dưới đây. Chú thích: Các đoạn    —   biểu thị phạm vi đoạn NST bị mất so với NST ruồi giấm Các dòng đột biến mất đoạn Các thể có kiểu gen đồng hợp aa bb cc dd ee ff I - + + - + - II + + - - + + III + + - - + - IV - + + + - - V - - + + - + Chú thích: Ở mỗi locus gen, kí hiệu (+) là 100% con lai có kiểu hình kiểu dại; kí hiệu (-) là con lai có 50% kiểu dại : 50% kiểu hình đột biến lặn đối với locus tương ứng. Phân tích các dữ liệu trên, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất đoạn NST có thể giúp xác định được các đoạn mất có chứa các locus gen. II. Đoạn mất I chứa 3 locus A, C và F. III. Trình tự các locus gen là C – D – F – A – E – B. IV. Cho lai giữa hai dòng ruồi giấm đột biến III và IV, kết quả thu được 25% hợp tử không phát triển. Ta chắc chắn sẽ kết luận được hợp tử này vẫn có sức sống và sinh trưởng bình thường.

Xem chi tiết 2 K lượt xem 1 năm trước

Ở hai loài cá cùng chi, các con cái có xu hướng chọn bạn tình dựa vào màu sắc của con đực ở thời kì sinh sản. Trong đó, con đực của loài Pundamilia pundamilia có lưng màu xanh nhạt, còn con đực của loài Pundamilia nyererei có lưng màu đỏ nhạt. Khi nuôi các con đực và cái của hai loài này trong hai bể cá, một bể chiếu ánh sáng bình thường và một bể không được chiếu ánh sáng; kết quả cho thấy trong bể chiếu ánh sáng bình thường cá cái chỉ giao phối với cá đực cùng loài, còn trong bể không có ánh sáng xảy ra hiện tượng cá cái giao phối với cá đực của loài khác. Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng? I. Thí nghiệm trên mô tả sự hình thành loài mới theo con đường cách li sinh thái. II. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cách li sinh sản giữa hai loài là do sở thích của con cái chỉ giao phối với con đực cùng loài. III. Sự giao phối có lựa chọn này tạo nên một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc. IV. Nếu sau khi chiếu ánh sáng đơn sắc mà vẫn không có sự hình thành con lai hữu thụ thì có thể kết luận hai loài cá này đã cách li sinh sản hoàn toàn.

Xem chi tiết 5.3 K lượt xem 1 năm trước