Danh sách câu hỏi

Có 4597 câu hỏi trên 92 trang
Những con hạc giấy Ngày 16 tháng 7 năm 1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị bệnh máu trắng, Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ nén đau, miệt mài gấp hạc. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tắp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy. Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyền góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sen-ba-zu-ru (“Ngàn cánh hạc"), được dựng lên ở Công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao chín mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khắc những lời tha thiết: Chúng em kêu gọi Chúng em nguyện cầu: Hoà bình cho thế giới! Theo Những mẫu chuyện lịch sử thế giới • Phóng xạ nguyên tử: loại chất sinh ra khi bom nguyên tử nổ, rất có hại cho sức khoẻ. • Bệnh máu trắng: một dạng bệnh ung thư máu. • Truyền thuyết: loại truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử nhưng mang nhiều yếu tố thần kì. Giới thiệu về cô ba Xa-xa-ki Xa-đa-kô: Trước khi bị nhiễm phóng xạ. Sau 10 năm nhiễm phóng xạ.
Miền đất xanh Khe Sanh có nhiều hồ, đầm tự nhiên, nước trong xanh, đồi thông reo vi vút. Buổi sáng, sương mù bay lăng đăng quấn quanh những vườn cà phê trĩu hạt, những núi đồi trùng điệp. Buổi trưa nắng chói chang, hai chàng thanh niên dân tộc Vân Kiều vui vẻ trò chuyện cùng chúng tôi. Hai anh là những chủ nhân của rừng chuối xanh bạt ngàn xung quanh cứ điểm Làng Vây. Kể từ khi tiếng súng lặng yên trên vùng đất này, Khe Sanh đang xanh trở lại. Nhớ hôm chia tay đồng đội, trên đường về Đông Hà, chúng tôi đi qua những quả đồi trọc, trợ vết cháy rừng nham nhỏ. Khi ấy, chúng tôi đã ước ao về một đô thị sẽ mọc lên trên mảnh đất đầy thương tích chiến tranh, nơi đồng đội của tôi hằng ngày dò dẫm gỡ mìn, huỷ bom để trả lại sự bình yên cho đất. Giống như những người lính đã đi qua chiến tranh luôn mang ước vọng hoà bình, mỗi người dân Khe Sanh đều thường trực ước vọng được đổi đời trên mảnh đất quê hương, từ giọt mồ hôi mặn chát của mình. Ước vọng ấy chưa bao giờ nguôi ngoai và đang dần trở thành hiện thực. Khe Sanh đã xanh lại như là một điều tự nhiên của đời sống, không thể nào khác... Theo Trần Hoài - Khe Sanh: địa danh thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, nơi từng bị tàn phá nặng nề trong những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ. - Cứ điểm Làng Vây: một căn cứ quân sự được quân đội Mỹ xây dựng ở Khe Sanh. - Đông Hà: thành phố thuộc tỉnh Quảng Trị. Trong đoạn văn đầu, vẻ đẹp của Khe Sanh được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Vẻ đẹp tự nhiên Vẻ đẹp do con người mang lại ?
Thành phố Vì hoà bình Ngày 16 tháng 7 năm 1999, Thủ đô Hà Nội tự hào được UNESCO chọn là thành phố tiêu biểu của Châu Á – Thái Bình Dương và là một trong năm thành phố trên thế giới nhận giải thưởng “Thành phố Vì hòa bình”. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những đóng góp tích cực của Thủ đô trong công cuộc đấu tranh vì hoà bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng một thành phố hoà bình, năng động. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, Hà Nội luôn giữ được những nét truyền thống của Việt Nam, vươn lên với sức bật mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, trở thành trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Nhân dân Hà Nội luôn mong muốn và quyết tâm xây dựng, phát triển một Thủ đô năng động, đổi mới, sáng tạo, vì hoà bình. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, ngày 31 tháng 10 năm 2019, Hà Nội chính thức được UNESCO chấp thuận đưa vào “Mạng lưới các thành phố sáng tạo" vì sự phát triển dựa trên những sáng tạo về lĩnh vực thiết kế. Tham gia mạng lưới, Hà Nội sẽ trở thành một trong những trung tâm hội tụ và lan toả của tri thức và sáng tạo. Nguyễn Hoàng Dương tổng hợp Mỗi mốc thời gian sau gắn với thành tựu gì của Thủ đô Hà Nội? Mỗi thành tựu đó nói lên điều gì? Ngày 16 tháng 7 năm 1999 Ngày 31 tháng 10 năm 2019