Danh sách câu hỏi

Có 4597 câu hỏi trên 92 trang
Đọc đoạn văn của bạn Nguyên Minh và thực hiện yêu cầu: Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện "Bài học ở rừng" của nhà văn Lê Trâm. Nhờ lối kể chuyện hấp dẫn, tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngỡ ngàng với những vật nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,... Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ. Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên. Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng. Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đầu đâu cũng xôn xao "tiếng vỏ cây tách mầm"? Nguyên Minh a. Đoạn văn viết về điều gì? Tìm đáp án đúng: - Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật. - Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hình ảnh. - Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện. - Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tác giả. b. Bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn mở đầu? c. Tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện. d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Vì đại dương trong xanh Xưa kia, giữa Tiên Cá Đen và Tiên Cá Trắng thường xảy ra những trận chiến để tranh giành quyền thống trị đại dương. Trong một lần giao đấu, cả hai cùng gặp nguy hiểm do bị phù thuỷ U Mê tấn công. May mắn, họ được thuyền trưởng Sáng Suốt cứu sống. Đoạn trích dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai nàng tiên cá với thuyền trưởng Sáng Suốt: Cảnh trí: Vịnh Tiên Cá với ánh sáng chan hoà và dòng nước trong xanh. Nhân vật: Tiên Cá Đen, Tiên Cá Trắng, thuyền trưởng Sáng Suốt, các thuỷ thủ và một số loài sinh vật biển. Tiên Cá Trắng: – (Nhắm mắt, chắp tay trước ngực) Hỡi tổ tiên ngàn đời, xin kết nối tình thương của các giống loài tiên cả để tạo thành quyền năng tối thượng cứu lấy thuyền trưởng Sáng Suốt, người đã dũng cảm bảo vệ chúng con. Các thuỷ thủ: – Tỉnh lại rồi... Thuyền trưởng Sáng Suốt... Thuyền trưởng Sáng Suốt: – (Từ từ mở mắt, nhìn xung quanh) Ta đang ở đâu vậy? Sinh vật biển: – Đây là vịnh Tiên Cá. Thuyền trưởng Sáng Suốt: – À, ta nhớ ra rồi. Phù thuỷ U Mê đâu? Ta phải bắt bà ấy. Các thuỷ thủ: – Khi thuyền trưởng ngắt đi cũng là lúc phù thuỷ U Mê tan biến vào lòng đại dương. Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen: – Thuyền trưởng đã cùng những người anh em tiêu diệt phù thuỷ để cứu hai dòng họ tiên cá. Chúng tôi cảm ơn nhiều lắm! Thuyền trưởng Sáng Suốt: – Không cần cảm ơn ta. Hãy cùng nhau chăm lo cho những sinh vật biển đáng yêu này! Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen: - (Nắm tay nhau) Từ nay, chúng tôi sẽ luôn đoàn kết để giữ gìn đại dương trong xanh. Thuyền trưởng Sáng Suốt: – Ngay bây giờ, chúng ta phải tiếp tục hải trình của mình. Chúng ta mong muốn sẽ mang một kỉ niệm đẹp: đó là đã tận mắt thấy Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen nắm tay nhau cùng hát vang khúc ca hoà bình! Quang Thảo Vì sao xưa kia giữa Tiên Cá Đen và Tiên Cá Trắng có những trận chiến?
Đọc bài và thực hiện yêu cầu: Sự tích cây chuối Ngày xửa ngày xưa, cứ ba năm một lần, Thần Cây lại mở cuộc thi cây. Các con của Thần sẽ mang về những giống cây mới để Thần chấm giải. Lần thi ấy, người con út của Thần Cây là Tiêu Ly vừa lấy vợ và sinh được đứa con trai đầu lòng rất xinh đẹp. Tiêu Ly yêu quý con, suốt ngày cứ ngắm mãi không chán. Một hôm, đang ngồi ngắm con, Tiêu Ly bỗng nảy ra ý định sẽ tạo nên một giống cây vừa đẹp, bụ bẫm như con vừa có quả thơm ngon nuôi con chóng lớn. Tiêu Ly nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân của cây sẽ tròn trĩnh. Lá của nó sẽ không nhiều nhưng rất to và nhìn giống như những cái lông chim khổng lồ buộc túm lại xoè ra bốn phía. Quả của cây lúc chín sẽ thơm ngọt như có mùi sữa và mật quyện vào nhau. Tiếng trống báo hiệu mùa thi cây đã đến. Những người anh của Tiêu Ly từ các nơi đã lục tục mang cây về dự giải. Cây cối đủ hình dáng, đủ sắc màu, đủ hương vị lại có cây to, cây nhỏ, quả ngọt. quả chua,..... Đến sáng ngày thi, Thần Cây râu tóc bạc trắng, tươi cười từ trên núi cao đi xuống. Thần rất vui mừng vì kì thi này cả ba mươi sáu người con của Thần đều mang những giống cây mới về dự. Thần dừng lại trước từng giống cây một, nghe từng người nói về cái hay, cái quý của giống cây mình mới tạo nên. Nhưng phải đến lúc đứng trước giống cây vừa đẹp, vừa mang đầy tinh thương con trẻ của Tiêu Ly, Thần Cây mới cười và tuyên bố cây của chàng được giải Nhất. Cây ấy là cây chuối ngày nay. Theo Phạm Hồ Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: a. Thần Cây mở cuộc thi cây để làm gi? - Để Thần chấm giải cho những giống cây mới. - Để Thần họp mặt với những giống cây mới. - Để các con họp mặt với những giống cây mới. - Để Thần được họp mặt cùng với các con. b. Ý tưởng về giống cây mới của Tiêu Ly nảy ra từ đâu? - Từ kết quả của hội thi trước. - Từ những gợi ý của Thần Cây. - Từ những quy định của hội thi. - Từ vẻ đẹp và tình yêu dành cho con. c. Quả của giống cây do Tiêu Ly tạo ra có những đặc điểm gì? - Đẹp, bụ bẫm, thơm ngon. - Đẹp, tròn trĩnh, thơm ngon. - To, giống những cái lông chim. - Thơm ngọt như mùi sữa và mật. d. Vì sao Thần Cây quyết định trao giải Nhất cho giống cây của Tiêu Ly? - Vì cây cho quả thơm ngọt như mùi sữa và mật. - Vì Tiêu Ly giới thiệu được về cái hay, cái quý của cây. - Vì nó vừa đẹp vừa mang đầy tình thương con trẻ. - Vì cây đẹp, bụ bẫm, thơm ngon hơn các giống cây khác. e. Trọng câu “Các con của Thần sẽ mang về những giống cây mới để Thần chấm giải.” những từ nào là kết từ? - sẽ,về - các, sẽ - của, để - những, về g. Đại từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đậm trong đoạn: “Tiêu Ly nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân của cây sẽ tròn trĩnh." - Nó - Tôi - Chúng - Chúng nó Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây: h. Em thích điều gì ở giống cây mà Tiêu Ly tạo ra? Vì sao? i. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì? k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó. I. Đặt một câu ghép để giới thiệu về vẻ đẹp của cây chuối.
Tranh làng Hồ Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dựa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn rầy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế, những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bắp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phần làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh. Theo Nguyễn Tuân • Làng Hồ: làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. • Nghệ sĩ tạo hình: người chuyên vẽ tranh, tạc tượng. • Thuần phác: chất phác, mộc mạc. • Lĩnh: một thứ lụa đen bóng. • Màu trắng điệp: màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển, trộn nó với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành. Tác giả có suy nghĩ, cảm xúc gì khi xem những bức tranh làng Hồ?