Danh sách câu hỏi

Có 2,844 câu hỏi trên 57 trang
 Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng, những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi màu lúc chín dưới đồng vàng. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở ra cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đang có gió lần với lá vàng như những vạt áo nắng. Dưới sán, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vảng mới. Lát đây cây lại có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phủ, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hễ như ai tưởng đến ngày hay đêm, mà người ta chỉ mải miết gặt, kéo đá, cắt ra, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. a. Tìm mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên b. Xác định nội dung của mỗi đoạn trong bài văn.
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: VĂN HAY CHỮ TỐT Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.  Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.                                    Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)  - Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình. - Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây.  - Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra. Hãy điền các từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn thành ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt?  (văn hay chữ tốt/ chữ viết xấu/ Cao Bá Quát/ rèn luyện/ kiên trì) Ca ngợi tính …………..…………, quyết tâm sửa chữa………………………... của………………..……...... Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại. Cao Bá Quát đã dốc sức ……………… trở thành người nổi danh……………… .
Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình. * Gợi ý – Viết mở đầu và kết thúc gây được sự chú ý đối với người đọc. – Tập trung giới thiệu nhân vật đã lựa chọn (đặc điểm về ngoại hình, hoạt động, tính cách,… của nhân vật). – Sử dụng những dẫn chứng minh hoạ để lời giới thiệu có sức thuyết phục và cuốn hút. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂY BÚT THẦN Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường… nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ. Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng. Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang đuổi theo. Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua. Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác. Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo. (Sưu tầm) Nhân dân mượn truyện cổ tích Cây bút thần thể hiện ước mơ gì?  
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho bài thơ em đã đọc, đã nghe. * Gợi ý: - Mở bài: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. - Thân bài: + Nêu những điều em thích ở bài thơ. + Nêu tình cảm cảm xúc của em về bài thơ - Thân bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….  
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: VẼ TRỨNG Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ. Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:  - Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.      Thầy lại nói: - Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.     Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.    Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.                                                    (theo XUÂN YẾN)  - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi: danh hoạ người I-ta-li-a  - Khổ luyện: dày công luyện tập, không nề hà vất vả.  - Kiệt xuất: có tài năng, giá trị nổi bật  - Thời đại Phục hưng: thời kì có những tiến bộ vượt bậc về văn hoá, khoa học, kinh tế và xã hội ở châu Âu, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi là ai?
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho bài thơ em đã đọc, đã nghe. * Gợi ý: - Mở bài: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. - Thân bài: + Nêu những điều em thích ở bài thơ. + Nêu tình cảm cảm xúc của em về bài thơ - Thân bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÓ NHỮNG DẤU CÂU           Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.           Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.           Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.           Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé ! (Theo Hồng Phương) Sau khi đánh mất dấu phẩy, anh chàng trong câu chuyện trở thành một người như thế nà
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe. * Gợi ý: - Mở đoạn: + Giới thiệu về câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe - Triển khai: + Kể tóm tắt nội dung câu chuyện. + Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện. + Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện. - Kết đoạn + Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….
Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây: a. Thầy Ngô Thì Sĩ nhà nghèo, lại hay mượn sách vào ban đêm, các bạn hỏi cậu lấy đèn dầu mà đọc. Cậu vui vẻ chỉ lên mặt trăng: – Đã có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu kia. (Theo Tuệ An) …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. b. Việt Nam tự hào về Giáo sư Tạ Quang Bửu – nhà khoa học, nhà giáo dục đa tài, uyên bác. (Gia Huy) …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. c. Theo hành trình Đại Tây Dương – Thái Bình Dương, đoàn thám hiểm đã thực hiện chuyến vòng quanh thế giới bằng đường biển. (Ngọc Quảng) …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. d. Trong cuốn Sống một đời tựa biển khơi, các tác giả đã vẽ nên một đại dương với vô vàn sinh vật kì thú: – San hô có muôn hình muôn dạng – Cá hề và hải quỳ có màu sắc sặc sỡ – Tôm gõ mõ tạo ra bản hợp xướng vang động biển khơi,... (Theo Cao Sơn) …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….