Danh sách câu hỏi

Có 2,844 câu hỏi trên 57 trang
CHIẾC KÉN BƯỚM             Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.             Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa.             Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Nông Lương Hoài) Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
Viết dàn ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách. * Gợi ý: - Mở đầu: + Tên cuốn sách là gì? + Tác giả là ai? + Nhân vật mà em ấn tượng hoặc yêu thích nhất là ai? + Ấn tượng về nhân vật đó như thế nào? - Triển khai: + Ngoại hình + Tính cách + Tài năng - Kết bài:  Cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật đó như thế nào? …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO         Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.           Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ, lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.           Già Rok xoa tay lên vết chém, khen: - Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!           Rồi giọng già vui hẳn lên: - Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!           Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo: - Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào! Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe thấy rõ cả tiếng tim đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô giáo viết thật to, thật đậm hai chữ: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:           - Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa! - A, chữ, chữ cô giáo! Theo HÀ ĐÌNH CẨN - Buôn: làng ở Tây Nguyên. - Nghi thức: quy định về cách thức tiếp khách hay tiến hành các buổi lễ. - Gùi: đồ đan bằng mây, tre, đeo trên gùi để mang đồ đạc. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?
Viết bài văn tả phong cảnh thiên nhiên mà em ấn tượng. * Gợi ý 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát: Đó là cảnh đẹp nào? Ở đâu? 2. Thân bài - Cảnh đẹp đó có gì đặc biệt: + Không gian, màu sắc + Sự thay đổi theo thời gian + Cảnh vật xung quanh - Sinh hoạt của con người ở đó ra sao? - Em có suy nghĩ gì về cảnh đẹp đó? 3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm của em với cảnh đẹp đó? …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….
HAI CÁI QUẠT Thằng Quạt Cọ làm gi có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương. Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bức đến phát rồ lên được. Chiều tối, ông chủ về. Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến chỗ ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích. Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm : - Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này, khéo bố con mình chết ngốt mất.  Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết "nghi ngoe". Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ồng chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. (Theo báo Thiếu niên Tiền phong) Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ ?
Viết bài văn tả phong cảnh mà em ấn tượng. * Gợi ý 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát: Đó là cảnh đẹp nào? Ở đâu? 2. Thân bài - Cảnh đẹp đó có gì đặc biệt: + Không gian, màu sắc + Sự thay đổi theo thời gian + Cảnh vật xung quanh - Sinh hoạt của con người ở đó ra sao? - Em có suy nghĩ gì về cảnh đẹp đó? 3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm của em với cảnh đẹp đó? …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….