Danh sách câu hỏi

Có 4597 câu hỏi trên 92 trang
Câu chuyện chiếc đồng hồ Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị thì có lệnh của cấp trên rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác, nhiều người đề nghị cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện. Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Khi tiếng vỗ tay đã ngót, Bác hiển từ nhìn khắp hội trưởng và nói chuyện về tinh hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi: – Các cô chú có trông thấy cái gì đây không? Mọi người đồng thanh: –  Cái đồng hồ ạ. – Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì? – Có những chữ số ạ. – Cái kim ngắn, kim dài để làm gì? – Để chỉ giờ, chỉ phút ạ. – Cái máy bên trong dùng để làm gì? – Để điều khiển cái kim chạy ạ. Bác mỉm cười, hỏi tiếp: – Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng? Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: – Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không? – Thưa Bác, không được ạ. Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận: – Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng. Đô là nhiệm vụ thì đều quan trọng. Các cô chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,... thì còn là cái đồng hồ được không? Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư. Theo sách Bác Hồ kính yêu Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Thư gửi các học sinh (Trích) Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại các gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giờ đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...] Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [..] Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [...] Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một nắm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu. Hồ Chí Minh. - Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945. - Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976. - Giời: trời. - Cơ đồ: sự nghiệp lớn lao và vũng chắc; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn. - Hoàn cầu: toàn thế giới. Bức thư được Bác Hồ viết gửi các học sinh vào dịp nào?
Trạng nguyên nhỏ tuổi Nguyễn Hiền quê ở làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường. Từ bé, cậu đã thể hiện tư chất vượt trội, học đâu hiểu đó, nên được mệnh danh là thần đồng. Nhờ trí tuệ tinh thông, Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Nhà vua thấy Trạng còn nhỏ nên cho về nhà ba năm để học lễ. Một lần, triều đình tiếp sứ thần nhà Nguyên. Nghĩ rằng nước Đại Việt không có người tài, sứ thần bèn thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu. Vua Trần Thái Tông truyền cho các quan tìm cách xâu chỉ qua vỏ ốc. Họ loay hoay tìm mọi cách nhưng không ai xâu được. Chợt nghĩ đến vị trạng nguyên nhỏ tuổi, Vua sai một viên quan về làng Dương A gặp Nguyễn Hiền để hỏi ý kiến. Vừa đến đầu làng, viên quan gặp ngay một đám trẻ chăn trâu. Trong đó, có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất. Viên quan đoán cậu bé ấy là trạng Hiền nhưng vẫn ra một vế đối để thử tài. Trạng nhanh chóng đáp lại bằng một về đối cứng cỏi. Viên quan phục lắm. Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan truyền lại ý Vua. Không cần nghĩ lâu, Nguyễn Hiền bày cho các bạn cùng hát: Tích tịch tình tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thì lấy giấy mà bưng Bên thì bội mở kiến mừng kiến sang. Quan nghe xong, biết đây chính là câu trả lời triều đình cần, bèn cáo từ trạng Hiền rồi vội vã về kinh. Nhận được vỏ con ốc xoắn có sợi chỉ mảnh xâu qua, sử thần nhà Nguyễn phải bội phục tài trí của người dân Đại Việt. Ít lâu sau, Vua cho người mang mũ áo trạng nguyên vời Nguyễn Hiền về triều giúp nước. Theo Truyện danh nhân Việt Nam - Làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trưởng: nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. - Tinh thông: hiểu biết tường tận, thấu đáo và có khả năng vận dụng thành thạo. - Bội phục: cảm phục sâu sắc. Hai đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về Nguyễn Hiền?
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: Hồ trên núi Hồ T’Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng. Sáng sớm, khi sương chưa tan, T’Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng. Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say. Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền. Theo thuyền len lỏi vào sâu trong rừng già, ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi. Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên. Theo Nguyên Sơn - Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to, khoét trũng. a. Tác giả tả hồ T’Nưng vào những thời điểm nào? Ở mỗi thời điểm, hồ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? b. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát? c. Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: Hồ trên núi Hồ T’Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng. Sáng sớm, khi sương chưa tan, T’Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng. Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say. Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền. Theo thuyền len lỏi vào sâu trong rừng già, ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi. Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên. Theo Nguyên Sơn - Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to, khoét trũng. a. Tác giả tả hồ T’Nưng vào những thời điểm nào? Ở mỗi thời điểm, hồ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? b. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát? c. Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.