Danh sách câu hỏi

Có 2,424 câu hỏi trên 49 trang
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: Mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29)​   Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)   Xác định thể loại của văn bản trên.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu  Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu  Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,  Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu  Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê,  Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,  Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.  Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.  Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió  Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,  Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây  Trời sắp mưa khói trắng hơn mây. Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng Mùa gặt con đi đón mẹ bên cầu; Lúa hợp tác từng đoàn nặng gánh Qua cầu tre, vàng cả dòng sâu Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại, Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi; Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi. Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ Là cái cầu này ảnh chụp xa xa; Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã Con cứ gọi: cái cầu của cha. (Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội)   Bài thơ kể về một câu chuyện, đó là câu chuyện gì?