Danh sách câu hỏi ( Có 1,976,450 câu hỏi trên 39,529 trang )

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. Người dân Lý Sơn đến nay vẫn lưu truyền câu ca: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng hai,ba khao lề thế lính Hoàng Sa” Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hóa và cố kết cộng đồng. Tháng 4 - 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. a) Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ hội văn hóa truyền thống của người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. b) Hoạt động của Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải là chứng cứ lịch sử duy nhất cho thấy: Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. c) Việc duy trì lễ “khao lề” thế lính Hoàng Sa thể hiện: lòng biết ơn, tri ân công lao của các thế hệ đi trước; đồng thời tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. d) Học sinh THPT cũng có thể đóng góp vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chỉ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông bằng những biện pháp phù hợp.

Xem chi tiết 2.3 K lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. Đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là một trong những đảo lớn, quan trọng (cùng với đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Ba Bình, đảo Nam Yết…ở quần đảo Trường Sa). Hiện nay, trên đảo Trường Sa và một số đảo khác thuộc quần đảo đã thành lập xã đảo thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều công trình dân sinh như sân bay, cột cờ và đài tưởng niệm, trường học, bệnh xá, chùa, cột thu tiếp sóng viễn thông….đã được xây dựng góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của bộ đội và nhân dân trên huyện đảo, đồng thời góp phần củng cố và tăng cường cho công cuộc bảo vệ, thực thi chủ quyền của Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa. a) Đảo Trường Sa là đảo lớn và quan trọng duy nhất thuộc quần đảo Trường Sa. b) Trên đảo Trường Sa hiện nay, nhà nước ta đã thành lập được xã đảo và xây dựng được nhiều công trình phục vụ đời sống nhân dân. c) Việc thành lập các xã đảo và huyện đảo Trường Sa là một biện pháp thực thi chủ quyền biển đảo của Đảng và Nhà nước ta. d) Việc xây dựng sân bay, trường học, bệnh viện….trên quần đảo Trường Sa nhằm mục đích duy nhất là cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Xem chi tiết 2.5 K lượt xem 2 tháng trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Rạch Gầm - Xoài Mút đã quét sạch năm vạn quân xâm lược Xiêm ra khỏi đất Nam Bộ, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của phong trào Tây Sơn, làm suy yếu tập đoàn Nguyễn Ánh, tạo tiền đề cho phong trào tiếp tục đi lên: ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh, xoa bỏ cục diện chia cắt đất nước, đại phá hai mươi chín vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một trong những vũ công chói lọi nhất, một trận thủy chiến - quyết chiến chiến lược điển hình sánh ngang với Bạch Đằng năm 938 và 1288 ... ". (Khoa Lịch sử-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Việt Nam trong lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.252) a) Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn đã quét sạch quân xâm lược trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. b) Với thắng lợi Rạch Gầm - Xoài Mút, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ được Đàng Trong, tạo điều kiện tiến ra Đàng Ngoài. c) Thắng lợi Rạch Gầm - Xoài Mút đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước. d) Thắng lợi này đưa phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân vươn lên trở thành một phong trào quật khởi của toàn dân tộc.

Xem chi tiết 353 lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Để giành thêm sự ủng hộ từ Liên Xô, Trung Quốc, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tăng cường mối quan hệ với hai nước này như lập các tổ chức hữu nghị Việt - Xô, Việt - Trung, tiến hành các cuộc thăm hỏi ... đồng thời, khẳng định lập trường giai cấp vô sản của mình: Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam; nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tích cực tuyên truyền đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội". (Nguyễn Văn Trí, Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô đối với sự nghiệp kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1950-1954), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2, 2013, tr.38) a) Trong kháng chiến chống Pháp, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc. b) Quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô, Trung Quốc được thiết lập ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. c) Để đẩy mạnh công tác ngoại giao, Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. d) Các hoạt động đối ngoại của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945 – 1954 đều nhằm mục tiêu cao nhất là: tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

Xem chi tiết 180 lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “ (…) Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì như trên đã nói, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội (…) Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác - Lênin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. (…) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.” (Nguyễn Phú Trọng, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: quan niệm và giải pháp phát triển, Tạp chí Cộng sản (báo điện tử), đăng ngày: 22/1/2007, đường link truy cập: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/2081/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia---quan-niem-va-giai-phap-phat-trien.aspx) a) Trong quá trình Đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường thuần túy. b) Ở Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.  c) Trong quá trình Đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không có thành phần kinh tế tư nhân. d) Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển của đất nước.

Xem chi tiết 320 lượt xem 2 tháng trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã tác động trực tiếp, buộc Mỹ phải chấp nhận bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri (từ tháng 5/1968), nhưng việc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ luôn căng thẳng và bế tắc,… Sau những thắng lợi của Quân Giải phóng miền Nam trong cuộc Tiến công chiến lược 1972, quân dân miền Bắc đã lập nên chiến công vang dội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972: đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,... Mỹ đã phải quay trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).” a) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. b) Quá trình đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ kéo dài nhiều năm chủ yếu là do sự tác động của xu thế hòa hoãn Đông - Tây chưa có hồi kết. c) Thắng lợi quân sự của quân dân hai miền Nam - Bắc Việt Nam đã tác động trực tiếp đến việc Mỹ phải đến bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri. d) Từ thực tiễn Hội nghị Pa-ri (1968 - 1973) cho thấy: Việt Nam chỉ giành được thắng lợi về ngoại giao khi có những thắng lợi quân sự quyết định trên chiến trường.

Xem chi tiết 217 lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Trong hoàn cảnh thực dân Pháp tìm mọi cách cô lập, bao vây, ngăn cản mọi ảnh hưởng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, việc các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu, Triều Tiên lần lượt tuyên bố công nhận Việt Nam là một thắng lợi to lớn về mặt đối ngoại của Việt Nam. Với thắng lợi này, đã chấm dứt thời kỳ Việt Nam đơn độc chiến đấu trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, tranh thủ được sự ủng hộ về chính trị và vật chất - kỹ thuật của phe xã hội chủ nghĩa". (Đinh Xuân Lý (2013), Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945 - 2012), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.33) a. Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh thành tựu ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong kháng chiến chống Pháp. b) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhận được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa. c) Ngay từ khi ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. d) Thắng lợi ngoại giao năm 1950 đã chấm dứt thời kỳ Việt Nam chiến đấu trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.

Xem chi tiết 0.9 K lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Đưa kiến nghị, viết báo cáo, diễn thuyết, lập hội (hội buôn, hội học) ... đều là những việc Phan Châu Trinh đã từng làm ở trong nước. Mười bốn năm ở Pháp, ông vẫn cứ tập trung chủ yếu vào các hoạt động nói trên, song với một nỗ lực cao hơn trong một môi trường chính trị thuận lợi hơn: quyền tự do ngôn luận và hội họp ở Pháp, sự hỗ trợ của những nhà hoạt động chính trị yêu nước khác như Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc ... của những người bạn Pháp như quan tư Roux, Pressense (Hội nhân quyền), Marius Moutet (Hạ nghị sĩ cánh tả) nên hiệu quả mang lại lớn hơn nhiều". (Nguyễn Văn Kiệm, Những hoạt động của Phan Châu Trinh ở Pháp (1911-1925), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 19, số 1, 2003, tr.34) a) Tại Pháp, Phan Châu Trinh tham gia các buổi diễn thuyết để tố cáo tội ác của thực dân, kêu gọi tình đoàn kết. b. Hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh có sự hỗ trợ của người Việt yêu nước và một số người bạn Pháp. c) Phan Châu Trinh đã xây dựng mối liên hệ với Chính phủ Pháp để thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. d) Hoạt động của Phan Châu Trinh ở Việt Nam và Pháp có nhiều điểm tương đồng về hình thức.

Xem chi tiết 302 lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé”, vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm”. (Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2024, tr.19) a) Tư liệu trên phản ánh về mô hình chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. b) Đoạn tư liệu phản ánh tính ưu việt và giá trị đích thực của chế độ xã hội chủ nghĩa khác với chế độ trước đó ở Việt Nam. c) Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước Việt Nam luôn chú trọng tới việc phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. d) Đảng chủ trương phải: trong quá trình đổi mới, phải xóa bỏ hoàn toàn các yếu tố tư bản chủ nghĩa mới có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Xem chi tiết 529 lượt xem 2 tháng trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia, 2004, tr.475). a)  Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ là chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là chiến công vĩ đại của lịch sử thế giới trong thế kỉ XX. b) Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên toàn thế giới. c) Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của trí tuệ và văn hóa truyền thống Việt Nam. d) Một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” là do ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Xem chi tiết 228 lượt xem 2 tháng trước