Danh sách câu hỏi ( Có 1,984,240 câu hỏi trên 39,685 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Sức mạnh ngoại giao là một dạng "sức mạnh mềm" và ngoại giao đóng vai trò quan trọng tạo dựng thêm thế và lực của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, ngoại giao đa phương ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Bên cạnh chủ thể chính của quan hệ quốc tế còn có các chủ thể khác là các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia. Thực tiễn quốc tế cho thấy, các nước vừa và nhỏ vẫn có thể tham gia hiệu quả và có vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, WTO. Đó là kinh nghiệm bổ ích về hoạt động chính trị quốc tế mà Việt Nam có thể tham khảo". (Nguyễn Duy Niên, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2009, tr.336) a) Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh tầm quan trọng của ngoại giao trong gia tăng thế và lực của đất nước. b) Trong thời đại ngày nay, các quốc gia vừa và nhỏ luôn gặp những khó khăn khi tham gia các tổ chức quốc tế. c) Hiện nay, ngoại giao của các quốc gia chỉ tập trung vào lĩnh vực chính trị, quốc phòng - an ninh. Ngoại giao thậm chí có thể đi trước mở đường cho đấu tranh chính trị và quân sự. d) Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạt động đối ngoại là phải tích cực, chủ động, theo sát tình hình, tận dụng thời cơ để nâng cao vị thế.

Xem chi tiết 22 lượt xem 21 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.  Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, phát huy tác dụng của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tăng cường đoàn kết với Lào và Campuchia, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước Đông Dương trở thành lực lượng vững chắc của cách mạng và hoà bình ở Đông Nam Á. Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước trong thế giới thứ ba, cùng các nước khác trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình". (Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III ngày 29-9-1975, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 36, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.401) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (tháng 4-1975). b) “Điều kiện quốc tế thuận lợi” được nhắc đến trong tư liệu phản ánh về xu thế đối thoại và hợp tác trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. c) Trong giai đoạn 1975-1985, Việt Nam đã tích cực củng cố quốc phòng an ninh không để diễn ra chiến tranh trên lãnh thổ đất nước. d) Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985 đã góp phần bảo vệ nền hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

Xem chi tiết 15 lượt xem 21 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2001, tr.161-162) a) Đoạn tư liệu thể hiện tư duy và tầm nhìn mới của Đảng trong việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng quốc tế. b) Chủ trương đối ngoại của Việt Nam được xây dựng nhất quán với đường lối chung của các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc,…). c) Nhân tố chủ quan hội tụ cùng nhân tố khách quan sẽ tạo thuận lợi cho sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. d) Mặt trận ngoại giao đóng vai trò quan trọng, đi trước mở đường cho những đổi mới về kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Xem chi tiết 31 lượt xem 21 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Cụ thể hóa chủ trương lớn của Đại hội Đảng lần thứ VI, Hội nghị BCH Trung ương Đảng (khóa VI) vào tháng 3/1989 xác định, cần chuyển mạnh hoạt động đối ngoại sang phục vụ kinh tế, kết hợp ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế. Đây là định hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Với quan điểm đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai theo phương châm “mở cửa”, khai thác tối đa vốn, công nghệ, kinh nghiệm, thị trường bên ngoài; đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại; đa dạng hóa thị trường trên cơ sở hợp tác toàn diện với Liên Xô, các nước XHCN khác; tăng cường hợp tác với các nước phát triển và đang phát triển, các tổ chức quốc tế; các công ty và tập đoàn nước ngoài cho sự phát triển đất nước”. (Nguyễn Ngọc Mão (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000, Tập 15, Nxb Khoa học Xã hội , tr.78 - 79) a) Đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa để chống lại các nước tư bản chủ nghĩa là ưu tiên hàng đầu trong chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến nay. b) Đối ngoại phải đổi mới trước tiên để phục vụ cho việc phát triển kinh tế và chính trị trong nước. c) Kết hợp giữa các lĩnh vực đối ngoại - kinh tế - chính trị là chủ trương lâu dài của Đảng trong đối mới. d) Đảng đề ra chủ trương mở rộng quan hệ với nhiều đối tác ngoài những đối tác truyền thống.

Xem chi tiết 29 lượt xem 21 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Cho đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. "Tính sáng tạo và chủ động tiến công của ngoại giao Việt Nam hiện đại còn được thể hiện qua các hoạt động hết sức năng động của ta trong thời kì có cuộc khủng hoảng Campuchia. Ngoại giao đã góp phần làm thất bại kế hoạch của các thế lực thù địch thành lập cái gọi là Mặt trận quốc tế chống Việt Nam về vấn đề Campuchia. Ta đã chủ động mở các cuộc đối thoại với các nước ASEAN, đặc biệt là Inđônêxia và Malaixia, về vấn đề Campuchia và hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á ... Các hoạt động ngoại giao trong thời kì này đã góp phần phá âm mưu của đối phương bao vây, cô lập Việt Nam và đã chứng tỏ không thể giải quyết vấn đề liên quan đến Đông Nam Á mà không tính đến vai trò của Việt Nam". (Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.104 - 105) a) Nội dung đoạn tư liệu trên nói về hoạt động tiến công quân sự của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. b) Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1975 đã góp phần phá vỡ thế bị bao vây, cô lập và đưa Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế. c) Thực tế hoạt động ngoại giao sau 1975 cho thấy Việt Nam hoàn toàn không liên quan đến các vấn đề Đông Nam Á. d) Một bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết “vấn đề Campuchia” là giương cao ngọn cờ độc lập, tự chủ và thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến".

Xem chi tiết 19 lượt xem 21 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. "Trong hoàn cảnh thực dân Pháp tìm mọi cách cô lập, bao vây, ngăn cản mọi ảnh hưởng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, việc các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu, Triều Tiên… lần lượt tuyên bố công nhận Việt Nam là một thắng lợi to lớn về mặt đối ngoại của Việt Nam. Với thắng lợi này, đã chấm dứt thời kỳ Việt Nam đơn độc chiến đấu trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, tranh thủ được sự úng hộ về chính trị và vật chất - kỹ thuật của phe xã hội chủ nghĩa". (Đinh Xuân Lý, Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945-2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr.33) a) Đoạn tư liệu phản ánh thành tựu ngoại giao của Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954). b) Chính phủ Trung Hoa Dân quốc là quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa c) Việc các nước xã hội chủ nghĩa công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giúp Việt Nam phá vỡ thế bao vây cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc. d) Sự kiện các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam đã đánh dấu sự hình thành của hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Xem chi tiết 24 lượt xem 21 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Cho bảng dữ kiện về các hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): Thời gian Sự kiện Tháng 9 - 1945 đến tháng 02 - 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thông điệp, thư, điện và công hàm cho Liên hợp quốc, những người đứng đầu chính phủ các nước lớn. Ngày 6 - 3 - 1946 Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ. Ngày 14 - 9 - 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp. Giai đoạn 1947 - 1949 Mở cơ quan đại diện ngoại giao tại một số nước châu Á và lập các cơ quan thông tin ở một số nước trên thế giới. Từ năm 1950 Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập. Năm 1951 Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1954 Cử phái đoàn ngoại giao tham dự hội nghị và kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. a) Sự ra đời của Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào là một thành tựu về đối ngoại của Việt Nam sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. b) Từ năm 1950, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa giúp cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế bị cô lập. c) Thời kì 1945 - 1954, những hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. d) Hoạt động đối ngoại thời kì 1945 - 1954 để lại cho công tác đối ngoại Việt Nam hiện nay bài học về hạn chế thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước không cùng thể chế chính trị.

Xem chi tiết 18 lượt xem 21 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Trong hoạt động ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững và thực hiện tư tưởng “kiên quyết không ngừng thế tiến công” đồng thời biết thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Người thường nhấn mạnh “nguyên tắc của ta thì phải vững chắc nhưng sách lược của ta thì linh hoạt. Tư tưởng đó, nghệ thuật đó của Người đã được thể hiện sáng tỏ khi Người tiến hành đẩu tranh ngoại giao để ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, kiên trì nguyên tắc về độc lập và thống nhất Tổ quốc song linh hoạt trong việc vận dụng sách lược, chấp nhận công thức “tự do” thay vì "độc lập". (Vũ Khoan, Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, NXB Chính trị Quốc gia, 2010, tr.300) a) Bản Tạm ước ngày 14-9-1946 đã thể hiện thiện chí hòa bình và là nhân nhượng cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm tránh đổ vỡ trong quan hệ Việt - Pháp. b) Việc kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ thể hiện sách lược ngoại giao linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. c) Tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn giữ vũng thế phòng ngự và chờ đợi thời cơ. d) Hiệp định Sơ bộ năm 1946 đã giúp Việt Nam kéo dài thời gian hòa bình với Pháp, thể hiện tư tưởng “biết thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn" của Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết 16 lượt xem 21 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn pháo tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí hãy cứu chúng tôi! Tiếng gọi sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc vang lên từ diễn đàn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, họp tại thành phố Tua từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920. Đáp lại là những tràng vỗ tay và tiếng hoan hô nhiệt liệt. Thật vậy, chỉ riêng sự có mặt của một đại biểu Đông Dương, người “bản xứ” duy nhất tại Đại hội của một chính đảng Pháp cũng đủ khiến mọi người chú ý rồi, huống hồ người đại biểu Đông Dương đó là Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn - người yêu nước- đã nổi tiếng vì đã gửi cho Hội nghị Vécxai yêu sách đòi tự do và bình đẳng cho dân tộc Việt Nam”. (Mai Văn Độ: Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998) a) Tư liệu trên đề cập đến những hoạt động nổi bật của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động tại Pháp. b) Việc tham dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp và sau đó là tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. c) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giúp cho nhân dân tiến bộ Pháp hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh của người Pháp ở Việt Nam. d) Thông qua việc tham dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng mối liên hệ với Chính phủ Pháp để thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.

Xem chi tiết 27 lượt xem 21 giờ trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Tàn sát người dân chịu sưu dịch, trấn áp nho sĩ, phá các trường học và hội buôn được thành lập theo đúng lời chỉ dẫn của Chính phủ, đó là những biện pháp mà nhà nước Đông Dương đã thực hiện sau các cuộc biểu tình khẩn nài của dân Nam chống lại sưu cao dịch nặng đã đẩy họ vào cảnh nghèo khổ và chết đói, … Cần thực hiện một cuộc ân xá toàn diện và hoàn toàn đối với những người sống sót sau vụ việc năm 1908”. (Phan Châu Trinh, Điều trần gửi Hội nhân quyền (Pari, 1912): Những cuộc biểu tình năm 1908 của dân Trung Kì, trích trong Phan Châu Trinh, Toàn tập, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2005, tr.161) a) Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Phan Châu Trinh đã gửi bản Điều trần đến Hội nhân quyền để lên án chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. b) Trong bản Điều trần, Phan Châu Trinh đã yêu cầu thực dân Pháp thực hiện ân xá đối với những người tham gia phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì. c) Những hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX nhằm mục đích thức tỉnh dư luận Pháp, đòi tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. d) Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân; mong muốn tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.

Xem chi tiết 23 lượt xem 21 giờ trước