Danh sách câu hỏi ( Có 1,964,234 câu hỏi trên 39,285 trang )

Gạch dưới những danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.      a. Ô, vẫn còn đây, của các em Chồng thư mới mở, bác đang xem Chắc Người thương lắm lòng con trẻ Nên để bâng khuâng gió động rèm (Tố Hữu) b. Ung dung Bác đứng ngắm cười Cả trời xuân ấm tình Người thương yêu Mười lăm năm… mỗi sáng chiều Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành Cây càng khỏe, lá càng xanh Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa. Cành cao che mát sân nhà Từng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa… (Quốc Tấn) c. Để hiện hữu trên đời, mỗi ngày, chúng ta được nuôi sống bằng biết bao sản vật của trái đất: khí trời, nước sạch, thảo mộc, thịt các loài thú nuôi,... nhưng ít khi chúng ta quan tâm do đâu mà chúng ta được hưởng những điều đó. Người cung cấp cho mọi nhu cầu cấp thiết của chúng ta trong cuộc sống, đó chính là Mẹ Thiên Nhiên. (tgpsaigon.net) d. Năm 2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 hàng năm là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất nhằm nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên, bảo vệ ngôi nhà chung của con người. (Theo Như Hương – Báo Kinh tế và Đô thị)

Xem chi tiết 1.4 K lượt xem 9 tháng trước

Đọc.   CÂY SỒI TRÊN SA MẠC XA-HA-RA Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Xa-ha-ra vẫn còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thoả thuê hút và tận hưởng dòng nước ngắm mát lành dồi dào trong lòng đất. Chúng thi nhau đâm cành, trổ lá xum xuê. Riêng chỉ có cây sồi Tê-nê-rê là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rẻ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia, khi nguồn nước tưởng như vô tận bồng cạn kiệt dần, rồi biến mất hẳn. Các loài cây đều không chịu nói hạn hán và cứ chết dần chết mòn. Duy chỉ có cây sồi Tê-nê-rê là vẫn tồn tại giữa sa mạc Xa-ha-ra. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi nó một mình đứng giữa sa mạc, dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Xung quanh bán kính 400 ki-lô-mét, không một bóng cây nào bầu bạn. Cây sồi Tê-nê-rê được coi là vật thể tự nhiên duy nhất được đánh dấu trên bản đồ sa mạc Xa-ha-ra. Nó là cột mốc quan trọng dẫn đường cho các đoàn lữ hành đi qua vùng mênh mông cát nắng. Mùa đông năm 1938, người ta thử đào một cái giếng ngay bên cạnh cây sồi Tê-nê-rê và ngỡ ngàng phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tới 36 mét để tìm nước, mặc dù trên mặt đất nó chỉ cao không tới 3 mét. Thật đáng khâm phục! Tuy nhiên, điều đáng buồn là mặc dù thiên nhiên hà khắc cũng không thể làm cho Tê-nê-rê suy chuyển, nhưng vào ngày 8 tháng 11 năm 1973, cây sồi huyền thoại này đã "từ trần" khi bị một người lái xe tải say rượu đâm vào. Xác cây sồi đã được đưa về Bảo tàng quốc gia Ni-gê-ri-a tại thủ đô Ni-a-mi. Để tưởng nhớ “cây sối", người ta đã dựng một mẫu điêu khắc bằng sắt trên tuyến đường mòn băng qua vùng Tê-nê-rê. Và ngày nay, khách qua đường vẫn thấy sừng sững cột mốc này và thầm tiếc nuối cho số phận “bậc cao niên oai hùng nhất” trong thế giới thực vật. (Vũ Anh Minh tổng hợp)

Xem chi tiết 593 lượt xem 9 tháng trước

Đọc trích đoạn tả người sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới Mẹ con bà Ép-rê-nốp Ni-cô-lai Ép-rê-nốp là một thanh niên có đôi mắt dịu dàng như mắt phụ nữ. Vì thường thấy tôi cầm sách nên anh rất chú ý và chúng tôi làm quen nhau. Anh nhắc đến gương Lô-mô-nô-xốp và mời tôi khi nào vào Đại học Ca-dan thì đến ở nhà anh. Thế rồi tôi đến Ca-dan, ở tại nhà anh, trước hết để học và thi mấy môn trung học. Ni-cô-lai rất nhiệt tình kèm tôi học. Mẹ Ép-rê-nốp là một người đàn bà goá bụa bé nhỏ có gương mặt tiều tuỵ và buồn. Ngày đầu tiên tôi thấy bà đi chợ về, đặt lên bàn những mẩu thịt vụn tồi tàn. Với những mẩu thịt này bà phải làm sao nấu thành một món canh ngon cho ba con bà – ba chàng trai khoẻ mạnh. Bà sống trầm lặng. Cặp mắt xám đọng lại sự ngoan cường và tuyệt vọng của một con ngựa kiệt sức kéo chiếc xe lên núi. Nó biết rằng không kéo nổi nhưng vẫn cứ kéo. Một buổi sáng khi các con bà còn ngủ, tôi vào bếp giúp bà gọt khoai. Bà dè dặt hỏi: - Cháu về đây làm gì? - Cháu về học. Cháu muốn vào đại học. Đôi lông mày cùng lớp da trán vàng ệch của bà dồn cả lên phía trên và lưỡi dao phập phải ngón tay bà. Bà thở dài: - Ni-cô-lai, Ni-cô-lai ơi. Ni-cô-lai chạy vào bếp, vẻ mặt còn ngái ngủ, đầu tóc rối bù nhưng vẫn vui vẻ như mọi ngày. - Mẹ ơi, giá làm được món vằn thắn thì tuyệt. - Được, mẹ sẽ làm. Ni-cô-lai không thấy được sự hi sinh của mẹ. Tôi thấy rõ tài tháo vát của mẹ anh nhưng không nỡ để bà phải cáng đáng thêm một đứa lạc loài là tôi. Mỗi mẫu bánh mì tôi nhận được như một tảng đá đè lên tâm hồn. Thế là mỗi sáng sớm tôi đi khỏi nhà để tránh bữa ăn trưa. (Theo Go-ra-ki) Lô-mô-nô-xốp (1711–1765): nhà bác học Nga vĩ đại, xuất thân từ một gia đình ngư dân ở một vùng hẻo lánh, trưởng thành nhờ nỗ lực học tập. Đại học Ca-dan: một trường đại học nổi tiếng ở nước Nga hồi thế kỉ XIX. a. Tác giả tả Ép-rê-nốp và mẹ anh ấy theo trình tự nào? A. Tả hình dáng rồi tả hoạt động và tính tình. B. Tả hoạt động và tính tình rồi tả hình dáng. C. Tả hình dáng kết hợp tả hoạt động và tính tình. D. Tả hình dáng, tả hoạt động rồi cuối cùng tả kết hợp. b. Tác giả tả tất cả đặc điểm ngoại hình hay chỉ tả vài nét? Nêu dẫn chứng cụ thể.

Xem chi tiết 419 lượt xem 9 tháng trước