Danh sách câu hỏi tự luận ( Có 318,349 câu hỏi trên 6,367 trang )

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh lạnh là một tổng thể liên kết nhiều trọng điểm. Tính tương đối trong trọng điểm chiến lược của Mĩ tăng lên, nó không tuyệt đối một khu vực ảnh hưởng nào trên thế giới mà tham vọng mở rộng từ Âu sang Á với thế gọng kìm. Với chiến lược mới, hoạt động can thiệp vũ trang ở nước ngoài của Mĩ tăng hơn gấp 3 lần so với thời kì Chiến tranh lạnh. Những năm đầu thập niên 90, Mĩ còn tranh thủ sự đồng tình của Liên Hợp quốc, nhưng từ năm 1998 trở đi, Mĩ đơn phương hoặc cùng NATO thực hiện chính sách pháo hạm mới mà quan tâm đến những nguyên tắc kinh điển và chuẩn mực của luật pháp quốc tế” (Trần Bá Khoa, Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mĩ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.23) a) Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ có tham vọng mở rộng ảnh hưởng từ châu Âu sang châu Á. b) Từ năm 1998, Mỹ đơn phương cùng với NATO phát động một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới để chống Nga. c) Để theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mỹ đã mở rộng hoạt động can thiệp vũ trang ra nước ngoài. d) Trong chính sách đối ngoại của mình, Mỹ đã kiểm soát được Liên hợp quốc để phục vụ cho mưu đồ của mình.

Xem chi tiết 19 lượt xem 1 tuần trước

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Từ nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại có tính chất bao trùm, những nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại của Liên bang Nga cụ thể được xác định như sau: Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi để thu hút đầu tư, viện trợ nước ngoài, vừa tập trung các nguồn lực nội tại giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đang đặt ra với Nga sau Chiến tranh lạnh. Thứ hai, ra sức khắc phục hậu quả của thời kỳ đối đầu, cải thiện và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, trước hết là Mỹ và các nước phương Tây, đưa nước Nga sớm hòa nhập các thiết chế kinh tế, chính trị chủ yếu của châu Âu và thế giới”. (Vũ Dương Huân, 70 năm quan hệ Việt - Nga và đôi điều về nước Nga, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020, tr. 138) Dựa theo đoạn tư liệu trên, hãy cho biết câu nào đúng, câu nào sai? a) Theo đoạn tư liệu trên, nước Nga cần thực hiện chính sách đối ngoại tích cực để giải quyết các vấn đề đối nội. b) Cuộc đối đầu căng thẳng với Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề với Nga. c) Từ năm 1991, nước Nga muốn mở rộng chính sách đối ngoại để thiết lập trật tự thế giới đơn cực. d) Sau Chiến tranh lạnh, Nga muốn cải thiện quan hệ đối ngoại với Mỹ và các nước phương Tây.

Xem chi tiết 22 lượt xem 1 tuần trước

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Các dự đoán này chủ yếu dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP đều đặn ở mức cao của Nga từ khoảng năm 1999 đến 2008, mức tăng trưởng đầu tư trong nước và nước ngoài, ngân sách cân bằng, đồng rúp ổn định, chấm dứt khoản nợ nước ngoài khổng lổ trước các thể chế cho vay cứu cánh như WB và IMF, và mức thu nhập bình quân đầu người của người lao động Nga tăng gấp ba. Đến quý 3/2008, Nga đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới, đạt kỷ lục về các chỉ số tăng trưởng. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận khi ta tính đến mức độ cuộc khủng hoảng mà giới lãnh đạo nước này thời hậu Liên Xô phải kế thừa khi các cuộc cải cách thị trường thực sự bắt đầu vào năm 1992”. (Kathryn E.Stoner, Nước Nga hồi sinh, sức mạnh và mục đích trong một trật tự toàn cầu mới, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2021, tr.22) Dựa theo đoạn tư liệu trên, hãy cho biết câu nào đúng, câu nào sai? a) Đoạn tư liệu trên chứng tỏ nước Nga đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trong thế kỷ XXI. b) Đến năm 2008, nền kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. c) Từ năm 1999 đến 2008, nước Nga đạt tốc độ tăng trưởng GDP đều qua các năm, xoá bỏ được lạm phát. d) Những thành tựu đạt được của nước Nga góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Xem chi tiết 26 lượt xem 1 tuần trước

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Tuy nhiên, đã xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển sau đây: - Xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình, đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế. - Năm nước lớn: Nga, Mĩ, Trung Quốc, Anh, Pháp (tức năm nước Ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an) tiến hành thương lượng, thỏa hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới”. (Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, 2006, tr.424) Dựa vào đoạn tư liệu trên, hãy cho biết trong các câu a), b), c), d) câu nào đúng, câu nào sai? a) Đoạn tư liệu trên phản ánh đặc điểm của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh lạnh. b) Liên hợp quốc là tổ chức nắm giữ vai trò chi phối sự hình thành của trật tự thế giới đa cực. c) Xu thế đối thoại, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo của thế giới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XX. d) Các nước lớn trong Hội đồng bảo an thoả thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng trong trật tự đa cực.

Xem chi tiết 25 lượt xem 1 tuần trước

Cho đoạn tư liệu sau: “Nhật Bản đã giải quyết được vấn đề vốn và duy trì được tỉ lệ tích luỹ vốn cao và không ngừng tăng lên. Nhật Bản đã biết lợi dụng vốn của Mĩ và các nước tư bản khác để tập trung đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt nhất như cơ khí, luyện kim, hóa chất, v. v.. qua đó phục hồi và phát triển tiềm lực kinh tế của mình. Ngoài ra, Nhật Bản ít phải chi tiêu về quân sự (do Mĩ gánh vác) và phí tổn cho bộ máy nhà nước cũng thấp (biên chế ít, lương công nhân viên chức thấp) do đó có điều kiên tập trung vốn đầu tư vào các ngành kinh tế”. (Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, 2005, tr.297) Dựa vào đoạn tư liệu trên hãy cho biết trong các câu a), b), c), d) sau câu nào đúng, câu nào sai? a. Nhà nước Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. b. Nền kinh tế Nhật Bản được phục hồi và phát triển dựa vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ. c. Nhật Bản đặt dưới ô bảo trợ hạt nhân của Mỹ nên chi tiêu cho quốc phòng rất ít. d. Nguồn ngân sách của Nhật ngày càng hạn chế, phần thu không đảm bảo cho phần chi. 

Xem chi tiết 26 lượt xem 1 tuần trước

Cho đoạn tư liệu sau “Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở Đông Nam Á hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) phải tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 10/1945 thực dân Hà Lan núp bóng sau đồng minh tái chiếm Indonesia, buộc nhân dân Indonesia phải tiếp tục kháng chiến. Đến tháng 9/1949, thực dân Hà Lan mới chịu đàm phán và công nhận độc lập của Indonesia. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Malaysia chống thực dân Anh kéo dài tận đến tháng 3/1957. Còn Singapore được thực dân Anh trao quyền "quốc gia tự trị" vào tháng 6/1959. Hai quốc gia được trao trả độc lập sớm nhất là Phillipines (tháng 7/1946) và Myanmar (tháng 10/1947), trong khi đó các dân tộc ở Đông Dương vẫn phải tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ về sau này”. (Nguyễn Ngọc Dung, Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của ASEAN, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2002, tr.84) Dựa vào đoạn tư liệu trên hãy cho biết trong các câu a), b), c), d) sau câu nào đúng, câu nào sai? a. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia Đông Nam Á là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. b. Các nước phương Tây lợi dụng cơ hội giải giáp phát xít Nhật để xâm lược các nước Đông Nam Á.  c.  Các quốc gia Đông Nam Á hải đảo giành được chính quyền muộn hơn các quốc gia Đông Nam Á lục địa. d. Mỹ là thế lực đế quốc rút khỏi các nước Đông Nam Á lục địa muộn nhất.

Xem chi tiết 27 lượt xem 1 tuần trước

Cho đoạn tư liệu sau: “Đồng thời với cải cách kinh tế đối nội, Trung Quốc đã mở cửa đối ngoại. Bốn đặc khu kinh tế đã lần lượt được thành lập: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, và Hạ Môn trở thành những "cửa ngõ" quan trọng trong giao lưu kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế giữa lục địa Trung Quốc với Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan nhờ đó được tăng cường rõ rệt. Cùng với đặc khu kinh tế, các "thành phố mở cửa" ven biển và các "khu vực mở cửa" ven biển cũng được hình thành nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại”. (Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.546) Dựa vào đoạn tư liệu trên hãy cho biết trong các câu a), b), c), d) sau câu nào đúng, câu nào sai? a. Từ năm 1978, Trung Quốc vừa tiến hành cải cách kinh tế đối nội, vừa chú trọng kinh tế đối ngoại. b. Trong quá trình đổi mới, Trung Quốc rất chú trọng xây dựng các đặc khu kinh tế, thành phố mở cửa ven biển. c. Hoạt động kinh tế đối ngoại giữa Trung Quốc với quốc gia khác được tăng cường khi thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông, Ma Cao. d. Hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc được tăng cường thông qua khu vực mở cửa ven biển. 

Xem chi tiết 24 lượt xem 1 tuần trước