Đề minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 có lời giải (Đề 15)

  • 9542 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Hội nghị Ianta (2 - 1945) không quyết định vấn đề

Xem đáp án

Những quyết định của hội nghị Ianta ( 2/1945)

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

Chọn đáp án: C


Câu 2:

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại

Xem đáp án

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Chọn đáp án: C


Câu 3:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Môdămbích, Ănggôla nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân nào sau đây?

Xem đáp án

Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Chọn đáp án: B


Câu 4:

Một trong những hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản vẫn có những hạn chế và gặp phải nhiều khó khăn:

1. Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài;

2. Cơ cấu cùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối;

3. Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung Quốc

Chọn đáp án: A


Câu 5:

Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và Hiệp ước Vácsava (1955) ra đời là hệ quả trực tiếp của

Xem đáp án

Năm 1947, với học thuyết Truman Mĩ đã phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Để thực hiện mục tiêu của mình, Mĩ đã lập nên khối quan sự NATO (1949) – liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đấu nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Trước hành động trên của Mĩ, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5-1955) – liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước Xã hội chủ nghĩa châu Âu.

 => Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động.

Chọn đáp án: D


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận