Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 3)

  • 11391 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Trong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ chứa thành ngữ?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức đã học về thành ngữ.

Giải chi tiết:

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Theo đề:

+ Ý A: Cả hai câu đều không phải thành ngữ

+ Ý B: “Tháng rộng năm dài” không phải thành ngữ

+ Ý D: “Nước mắt chan hòa” không phải thành ngữ


Câu 2:

Câu thơ nào sau đây không thuộc tác phẩm Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức phần văn bản THPT

Giải chi tiết:

+ Ý B: Được trích trong tác phẩm “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi

+ Ý C: Được trích trong tác phẩm “Cáo bệnh bảo mọi người” của tác giả Mãn Giác

+ Ý D: Được trích trong tác phẩm “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

+Ý A: Được trích trong tác phẩm “Tì bà hành” của tác giả Bạch Cư Dị (người tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc. Là nhà thơ nổi tiếng sáng tác rất nhiều tác phẩm thời nhà Đường)


Câu 3:

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được trích từ tập truyện nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức phần tiểu dẫn của các tác phẩm THPT

Giải chi tiết:

+ Ý A: Tập “Hoa dọc chiến hào” là sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh

+ Ý C: Tập “Lửa thiêng” là sáng tác của nhà thơ Huy Cận

+ Ý D: Tập “Vang bóng một thời” là sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân.

+ Ý B: “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam được trích từ tập “Nắng trong vườn”


Câu 4:

Dòng nào sau đây chỉ chứa từ láy?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức bài từ ghép, từ láy.

Giải chi tiết:

Nhung nhớ, ngân nga => Từ láy.                                                                                         

Mòn mỏi, đỏ đen => “đỏ đen” là từ ghép.                            

Ngân nga, tươi tốt => “tươi tốt” là từ ghép.                                                                         

Chiều chiều, quan san => “quan san” là từ ghép.


Câu 5:

Từ “Điếu phạt” trong câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức của tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Giải chi tiết:

Điếu phạt: Điếu là thương xót, phạt là trừng phạt kẻ có tội. Hai chữ điếu phạt được rút gọn từ điếu dân phạt tội tức là thương dân đánh kẻ có tội.


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

H

1 năm trước

Học Tiếng Ang

1 năm trước

Hà Thảo Nhi

Hay
T

1 tháng trước

Tấn Phạm

Bình luận


Bình luận

Duy Anh Trần
21:40 - 26/01/2023

CÂU 19 ĐÁP ÁN C

Ashley Tan
18:53 - 28/02/2024

Câu 17 không thấy đoạn văn ở đề