Danh sách câu hỏi

Có 17,177 câu hỏi trên 344 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2012) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai”?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: ...Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng trẻ nửa nổ lửa, đang phá tuồng rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhóm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngô ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ                                                   Cô vân mạn mạn độ thiên không                                                   Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc                                                   Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.                                                              (Chiều tối – Hồ Chí Minh) Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Rải rác biên cương mồ viễn xứ,                                                   Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.                                                   Áo bào thay chiếu, anh về đất,                                                   Sông Mã gầm lên khúc độc hành.                                                                 (Tây Tiến – Quang Dũng) Cụm từ “khúc độc hành” trong câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” được hiểu theo nghĩa nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần;                                                   Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:                                                   Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.                                                                  (Vội vàng – Xuân Diệu) Tại sao có thể nói “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” là một so sánh mang đậm dấu ấn cá nhân Xuân Diệu?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?                                                   Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội                                                   Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi                                                   Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng.                                                              (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Nhân vật “anh” trong đoạn trích trên là ai?