Danh sách câu hỏi

Có 17,177 câu hỏi trên 344 trang
Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời câu hỏi: Ngày 14 - 12 - 1972, gần hai tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị - ngoại giao mới, Níchxơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục, bắt đầu từ tối 18 đến hết ngày 29 - 12 - 1972, nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mĩ. Quân dân miền Bắc đã đánh trả không quân Mĩ những đòn đích đáng, bắn rơi 81 máy bay (trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111), bắt sống 43 phi công Mĩ, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”. (Nguồn: Sách giáo khoa Lịch sử 12, trang 184) Mục đích của Mĩ khi mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúC.  Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng. (Trích “Chuyện trò" – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013) Cụm từ in đậm “Ba tay chơi” trong đoạn trích trên được hiểu là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi                                                   Tròn đôi nắm đất trắng chân đôi.                                                   Sống trong cát, chết vùi trong cát                                                   Những trái tim như ngọc sáng ngời!                                                   Đốt nén hương thơm, mát dạ Người                                                   Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!                                                   Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới                                                   Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...                                                                  (Mẹ Tơm – Tố Hữu) Biện pháp tu từ nào dưới đây được sử dụng trong hai câu thơ: “Sống trong cát, chết vùi trong cát – Những trái tim như ngọc sáng ngời”?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi                                                   Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời                                                   Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn                                                   Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời                                                   Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi                                                   Nhẹ nhàng như con chim cà lợi                                                   Say đông hương nắng vui ca hát                                                   Trên chín tầng cao bát ngát trời....                                                                 (Nhớ đồng – Tố Hữu) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Rải rác biên cương mồ viễn xứ,                                                   Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.                                                   Áo bào thay chiếu, anh về đất,                                                   Sông Mã gầm lên khúc độc hành.                                                                 (Tây Tiến – Quang Dũng) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Người đi Châu Mộc chiều sương ấy                                                   Có thấy hồn lau nẻo bến bờ                                                   Có thấy dáng người trên độc mộc                                                   Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.                                                                 (Tây Tiến – Quang Dũng) Từ “độc mộc” trong đoạn trích trên chỉ:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ                                                   Cô vân mạn mạn độ thiên không                                                   Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc                                                   Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.                                                              (Chiều tối – Hồ Chí Minh) Câu thơ “Cô vân mạn mạn độ thiên không" trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Trong rừng, anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ. Anh chẻ nứa, đập giập, ghép lại thành mấy tấm bảng to bằng ba bàn tay. Ba anh em đốt khói xà nu xông bảng nửa đen kịt rồi lấy nhựa cây luông-tờ-ngheo phết lên một lớp dày, rửa nước cũng không phải được. Trú đi ba ngày đường tới núi Ngọc Linh mang về một xà-lét đây đá trắng làm phấn. Mai học giỏi hơn Tnú, ba tháng đọc được chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn, sáu tháng làm được toán hai con số. Trú học chậm hơn, mà lại hay nổi nóng. Học tới chữ i dài, nó quên mất chữ o thêm cái móc thì đọc được là chữ a. Có lần thua Mai, nó đập bể cả cái bảng nửa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày. Anh Quyết ra dỗ, nó không nói. Mai ra dỗ, nó đòi đánh Mai. Mai cũng ngồi lì đó với nó. – Trú không về, tui cũng không về. Về đi, anh Tnú. Mai làm cái bảng khác cho anh rồi. Nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng. Anh Quyết phải băng lại cho nó. Đêm đó, anh ôm nó trong hốc đá. Anh rủ rỉ: – Sau này, nếu Mĩ – Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi? Tnú giả ngủ không nghe. Nó lên chùi nước mắt giàn giụa. Sáng hôm sau, nó gọi Mai ra sau hốc đá: - Mai nói cho tôi chữ o có móc là chữ chỉ đi. Còn chữ chỉ đứng sau chữ đó nữa, chữ chỉ có cái bụng to đó. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) Đoạn trích trên thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Tnú?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc đầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân) Trong đoạn trích trên, nhà văn mô tả ông lái đò là người như thế nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Thời gian chạy qua tóc mẹ                                                   Một màu trắng đến nôn nao                                                   Lưng mẹ cứ còng dần xuống                                                   Cho con ngày một thêm cao.                                                             (Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm                                                   Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;                                                   Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,                                                   Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,                                                   Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều                                                   Và non nước, và cây, và cỏ rạng,                                                   Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đây ánh sáng                                                   Cho no nê thanh sắc của thời tươi;                                                   - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!                                                                  (Vội vàng – Xuân Diệu) Điệp từ “ta muốn” trong đoạn trích trên thể hiện ý nghĩa gì?