Danh sách câu hỏi

Có 17,177 câu hỏi trên 344 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu về việc sử dụng dữ liệu khí hậu hằng ngày giai đoạn 1952 – 2011 để đo lường những thay đổi của độ dài và thời điểm bắt đầu của bốn mùa ở Bắc bán cầu đã phát hiện ra rằng trung bình mùa hè tăng từ 78 lên 95 ngày còn mùa đông giảm từ 76 xuống còn 73 ngày. Mùa xuân cũng bị rút ngắn từ 124 xuống 115 ngày và mùa thu giảm từ 76 xuống 73 ngày. Nếu những xu hướng này tiếp diễn mà con người không ra sức giảm thiểu biến đổi khí hậu, dự báo vào năm 2100, mùa đông sẽ ít hơn 2 tháng và kéo theo mùa xuân và mùa thu cũng rút ngắn. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người và động vật. Chim chóc sẽ thay đổi hành vi di cư và cây cối sẽ đâm chồi, nở hoa vào những thời điểm khác nhau gây nên sự chênh lệch giữa động vật với nguồn thức ăn và phá vỡ các cộng đồng sinh thái. Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền nông nghiệp, đặc biệt khi “mùa xuân giả” hoặc bão tuyết gây hại cho cây cối đang nảy mầm. Mùa trồng trọt kéo dài kéo theo vấn đề con người hít thở nhiều phấn hoa gây dị ứng và sản sinh những loài muỗi mang mầm bệnh. Biến đổi khí hậu còn có thể gây nên nhiều thiên tai. Mùa hè nóng và dài hơn dễ gây nên sóng nhiệt và cháy rừng, mùa đông ngắn và ấm hơn sẽ gây nên các cơn bão. Ý nào dưới đây KHÔNG có trong đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Người đi Châu Mộc chiều sương ấy                                                   Có thấy hồn lau nẻo bến bờ                                                   Có thấy dáng người trên độc mộc                                                   Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.                                                                 (Tây Tiến – Quang Dũng) Trong đoạn trích trên, các cụm từ “hồn lau nẻo bến bờ”, “hoa đong đưa” gợi lên điều gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Làm sao được tan ra                                                   Thành trăm con sóng nhỏ                                                   Giữa biển lớn tình yêu                                                   Để ngàn năm còn vỗ.                                                               (Sóng – Xuân Quỳnh) Đoạn trích trên thể hiện khát vọng gì của nhân vật trữ tình?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Ta muốn ôm                                                   Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;                                                   Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,                                                   Ta muốn say cánh bướm với tình yêu                                                   Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều                                                   Và non nước, và cây, và cỏ rạng                                                   Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đây ánh sáng,                                                   Cho no nê thanh sắc của thời tươi;                                                   – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!                                                                  (Vội vàng – Xuân Diệu) Trong đoạn trích trên, Xuân Diệu thể hiện tình yêu tha thiết với:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi" rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình. Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Trong đoạn trích trên, nhân vật Huấn Cao hiện lên là người như thế nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Cô bảo tôi: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng. Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô vẫn răn lũ con tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Có lần tôi cãi: "Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy”. (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải) Đoạn trích trên thể hiện cô Hiền là người như thế nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đôi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên". (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đoạn trích trên miêu tả vẻ đẹp gì của sông Hương?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Tây Ban Nha                                                   hát nghêu ngao                                                   bỗng kinh hoàng                                                   áo choàng bê bết đỏ                                                   Lor-ca bị điệu về bãi bắn                                                   chàng đi như người mộng du                                                   tiếng ghi ta nâu                                                   bầu trời cô gái ấy                                                   tiếng ghi ta lá xanh biết mấy                                                   tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan                                                   tiếng ghi ta ròng ròng                                                   máu chảy                                                   không ai chôn cất tiếng đàn                                                   tiếng đàn như cỏ mọc hoang                                                   giọt nước mắt vầng trăng                                                   long lanh trong đáy giếng.                                                                (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo) Trong đoạn trích trên, hai câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang" mang ý nghĩa gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đông và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. – Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ. Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tôi vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) Theo đoạn trích trên, tại sao chị em Liên lại cố thức để đợi tàu?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Rải rác biên cương mồ viễn xứ                                                   Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh                                                   Áo bào thay chiếu anh về đất                                                   Sông Mã gầm lên khúc độc hành.                                                                 (Tây Tiến – Quang Dũng) Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” mang ý nghĩa gì?