Danh sách câu hỏi
Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Đó là lí do vì sao chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.”
(Cô-phi An-nan, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1–12–2003, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.”
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X - thế kỉ XVII, NXB Văn học, 1976)
Câu văn: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan.” diễn tả nội dung nào sau đây?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“- Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đây, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi:
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.”
(Kim Lân, Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Nét nổi bật nhất về nghệ thuật của đoạn trích là gì?
Đọc đoạn trích sau:
(1) Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, mặt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thoảng lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé.
- Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.
(2) Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp.
(3) Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực.
(4) Qua ngưỡng cửa, tôi va phải một người đàn ông ốm yếu tay cắp một cái áo quan con bằng gỗ mới. Đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà.
Đứa bé con đã chết.
(5) Anh Thanh lặng yên một lát như nghĩ ngợi, rồi nói tiếp:
- Cái kỷ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi.
(Thạch Lam, Một cơn giận, Truyện ngắn Thạch Lam, NXB Văn học, 2003)
Đoạn văn trên được viết theo phong cách nghệ thuật nào?
Đọc đoạn trích sau:
“Ở Bắc Kỳ, các thầy phù thủy chế ra những bức tượng nhỏ bằng gỗ mà họ dùng để yểm bùa. Những hình nhân nhỏ này là bản sao của những người mà họ muốn ám hại. Họ cắt xén các bộ phận của hình nhân và kẻ được đại diện bởi hình nhân đó sẽ phải chịu đau đớn ở phần thân thể tương ứng với phần bị cắt xén trên hình nhân. Đôi khi hình nhân bị chặt đầu, và trong trường hợp đó thì cá thể kia sẽ chẳng còn sống được bao lâu nữa. Những người thợ mộc ác ý đôi khi sẽ đặt lên mái nhà những hình nộm bằng gỗ hoặc bằng giấy, trên tay cầm những cây gậy, một con dao hoặc một cái xô. Nếu hình nhân cầm gậy hoặc dao, chúng gây ra những cuộc ẩu đả, trộm cướp trong nhà; nếu hình nhân cầm xô, toàn bộ gia sản tiêu tán dần, như bị cạn kiệt do tác động bí ẩn của chiếc xô. Người ta cũng đặt trong bếp, trong ống khói, hai hình nộm gắn trên trục quay. Khói bốc lên khiến chúng quay, và thế là làm nảy sinh giữa vợ chồng nhà ấy những cuộc cãi vã bất tận. Trong ngôi nhà, chỉ cần một khúc gỗ dùng làm cột hay kèo bị đặt ngược là đủ để gia đình ấy phát sinh bao nhiêu là lục đục. Nếu thợ xây muốn hại gia chủ, họ giấu đâu đó một con dao và quay lưỡi dao về phía giường ngủ. Hễ ai ngủ trên giường ấy sẽ nhiễm thói quen đánh nhau bằng những vật dụng sắc nhọn. ”
(Paul Giran, Phù thuật và tín ngưỡng An Nam, NXB Thế giới, 2021)
Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Những trưa vắng, tôi tự hỏi mình đã đi đến đâu, đi xa đến tận nơi nào, để những ngày tháng tuổi thơ lại xa xôi và khó với đến thế? Tôi thèm cái “nghèo” thuở trước, tôi thèm cái cảnh đi ăn trực nhà hàng xóm khi hết cơm. Tôi nhớ những người bạn thời ấu thơ, giờ chẳng biết họ ở đâu nữa? Cô bạn thân thiết vô cùng ngày bé, trả tôi một nụ cười xã giao nhàn nhạt khi trưởng thành gặp lại. Những con người nơi ấy đều đã đi tìm một điều gì đó và chẳng thể nhớ nhau. Mẹ cũng không còn đủ thời gian để hát ru. Tất cả chỉ văng vẳng ở một miền kí ức nào đó. Ngày mà muốn gặp mọi người, tôi sẽ mở cửa chạy ra ngoài thay vì mở máy tính và điện thoại, dường như ngủ lại mãi mãi trong tâm trí của tôi. Bao thương nhớ, xa vời mãi mãi …”
(Minh Mẫn, Thức dậy trên mái nhà, NXB Văn học, 2014)
Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. ”
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập, Ngữ văn 12, tập 1)
Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?