Danh sách câu hỏi

Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là "tiếng lai". Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết. Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là "sành điệu".... Có ý kiến cho rằng hiện tượng nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe tưởng chừng rất có lí. Thế nhưng người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng lai có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dùng được sang tiếng Việt. (Theo Bài tập Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2008) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi dưới đây: Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc học tập ở trẻ em bởi nguyên nhân mấu chốt xuất phát từ nguồn gốc loài người. Trong hơn 99\% lịch sử tiến hóa của chúng ta, con người chủ yếu phải tìm cách thích nghi với các thế lực tự nhiên. Ngày nay, chúng ta đang dần có xu hướng hòa nhập với thiên nhiên. "Hòa nhập với thiên nhiên" còn là một khái niệm mơ hồ đối với con người. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát triển. Các bằng chứng khoa học còn hạn chế nhưng những nghiên cứu về y tế, giáo dục, giải trí và cộng đồng chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên là điều quan trọng không thể thay thế đối với sự phát triển của trẻ. Một nghiên cứu dành cho đối tượng trẻ em từ 5 đến 12 tuổi với sự tham gia của 90 trường học ở Úc phát hiện ra rằng hoạt động ngoài trời giúp trẻ em tự tin hơn, năng động, hoạt bát hơn, cải thiện sự quan tâm, mối quan hệ và sự tương tác với người lớn. Được chìm đắm trong vẻ đẹp sống động của những cánh rừng, những bờ biển và đồng cỏ... giúp trẻ phát triển những kĩ năng cơ bản như nhận biết, xác định, phân tích và đánh giá. Từ đó, trẻ biết phân biệt những sự vật cơ bản, gần gũi xung quanh cuộc sống của trẻ như phân biệt cây trong nhà với cây ngoài vườn, cây dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi, gà với vịt, sinh vật thật với những con thú tưởng tượng. Bên cạnh đó, trẻ còn được phát triển kĩ năng định lượng với hoạt động đếm côn trùng và hoa; tìm hiểu vật lí khi nhìn nước suối chảy qua những hòn đá; tìm hiểu về các dạng địa chất khi nhận biết đồi, núi, thung lũng, ao, hồ, sông, suối,… Khi tương tác với các sự vật trong tự nhiên, từ cây cối đến động vật, trẻ em được tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô tận, từ đó phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội và có thêm động lực học tập. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng và thường không thể dự báo sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề. Nội dung chính của đoạn trích là gì?