Danh sách câu hỏi ( Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang )

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi: Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27 – 1 – 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực. Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây: - Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27 – 1 – 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. - Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. - Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. - Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn). - Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt. - Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định Pari về Việt Nam (được Hội nghị họp ngày 2 – 3 – 1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: Ba Lan, Canada, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187). Nội dung nào trong trong Hiệp định Pari (1973) đã khắc phục hạn chế của Hiệp định Gionevo (1954)?

Xem chi tiết 794 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bò. (Những bài phát biểu nổi tiếng –Steve Jobs) Từ "tình yêu" được in đậm, trong đoạn trích trê) có nghĩa là gì?

Xem chi tiết 212 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Thay bút con, để xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: – Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đẩy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động. vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kế miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Trong đoạn trích trên, tại sao viên quản ngục lại tự nhận mình là "kẻ mê muội" ?

Xem chi tiết 1.1 K lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                Ta muốn ôm                                                Cả sự sống mới bắt đầu man mỏn.                                                Ta muốn riết mây đưa và gió lượn                                                Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,                                                Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều                                                Và non nước, và cây, và cỏ rạng.                                                Cho chính choảng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,                                                Cho no nê thanh sắc của thời tươi,                                                - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!                                                                        (Vội vàng – Xuân Diệu) Từ "tình yêu" được in đậm trong đoạn trích trên được hiểu là gì?

Xem chi tiết 547 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm mà đã xám đen. Thầy tình cảnh thế. Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trinh ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mi tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đỗ là Mị đã cởi trói cho nó, Mi liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ... (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) Bút pháp nghệ thuật nổi bật nhất của tác giả trong đoạn trích là gì?

Xem chi tiết 354 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự minh. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: "Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi" rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đầm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho từ từ nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình. Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười. "Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bỏ đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mắt một tấm lòng trong thiên hạ". (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Cụm từ "biệt nhãn liên tài" được in đậm trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

Xem chi tiết 3.3 K lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                Xuân đương tới, nghĩa là xuân đường qua,                                                Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,                                                Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.                                                Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,                                                Không cho dài thời trẻ của nhân gian,                                                Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,                                                Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!                                                Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,                                                Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.                                                                        (Vội vàng – Xuân Diệu) Cảm nhận về dòng chảy của thời gian, trong đoạn trích trên nhà thơ "tiếc" nhất điều gì?

Xem chi tiết 655 lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Đảm than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bồ con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại.... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phê từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thảo được một tiếng "Đi ngay... rồi Mi nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc.... (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) Đoạn trích thể hiện nét tính cách nào của nhân vật Mị?

Xem chi tiết 262 lượt xem 1 năm trước