Danh sách câu hỏi
Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, tôi lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô. Khi chúng tôi ra tới nơi, thành phố đang ngất trời bom đạn. Đây thực sự là cuộc đụng đầu sống mái, một trận quyết chiến vì lẽ mất còn. Giữa huống cảnh chung nước sôi lửa bỏng như thế, chẳng dám màng gì một chuyến về quê, tôi chỉ xin được rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm. Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình, để có thể nhận được ngay hồi âm mang ngược vào đơn vị cho lính ta sướng. Lựa ngày Nô-en, cấp trên thuận cho tranh thủ. Hạn đến 0 giờ phải trở về trình diện.
Tôi vào thành phố, dưới mưa chiều. Mưa phùn mùa đông buồn bã. Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt. Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.
Mặc dù không biết phố nào vào với phố nào, lại ôm trong mình những chín lá thư, nhưng thoạt đầu tôi nghĩ không việc gì phải lo. Chỉ cần hỏi tới một địa chỉ, rồi từ đấy lần lượt nhờ người ở địa chỉ trước đưa mình đến địa chỉ sau. Không dè, rốt cuộc, cả chín lá thư tôi đều phải lùa vào phòng qua khe cửa. Ngày hôm ấy, dường như cả Hà Nội đã khoá trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.
(Bảo Ninh, Khắc dấu mạn thuyền, NXB Văn học, Hà Nội, 2003)
Nhân vật “tôi” vào thành phố với mục đích gì?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bắt đầu từ hôm ấy, những tập thơ cổ được giũ lớp bụi ngầu và ra khỏi cái níp sách sơn son. Cụ Nghè Móm bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa. Đường thi, Tống thi, Minh thi; đọc đến một bài, đọc hết một câu, gặp được một chữ đột ngột, cụ ngừng lại, ghé mắt kém vào mặt chữ nhỏ như con kiến, cụ vắt tay lên trán, nghĩ ngợi và lẩm bẩm. Rồi cụ ngồi nhỏm dậy, sao cả bài thơ ấy vào một cuốn sách giấy bản mới mẻ. Nhưng thường cụ chỉ trích lấy một câu ở những bài thơ đọc rất kỹ lưỡng đó. Ngày năm câu, ngày ba câu, một ngày gần đấy, cuốn sách đã đặc những dòng chữ thảo chép những câu thơ rút ở cổ thi. Cô Tú theo lời cha dặn, đã đi mua sẵn rất nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang to bằng hai ngón tay. Đám học trò nhỏ, đầu còn để cái chỏm dài lẩn thẩn hỏi cô Tú, cô vui vẻ trả lời:
- Đừng nghịch, thầy trông thấy, thầy mắng chết. Giấy này để làm gì à? Thầy sẽ viết những câu thơ cổ vào đấy để bày ra giữa chiếu những lúc thả thơ.
- Thả thơ? Có làm thơ thì có, chứ thầy và các anh ấy có nói thả thơ bao giờ.
Cô Tú vốn yêu những cậu học trò nhỏ tuổi của cha mình như một người chị lớn đối với em út, cô không khỏi nín cười để giảng:
- Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ... có sáu chữ thôi. Còn một chữ thì để trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn. Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ vòng. Đây này, chị lấy một câu làm thí dụ thì các em rõ ngay. Các em biết câu: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần" đấy chứ? ừ, thí dụ bây giờ định thả câu thơ ấy. Và định vòng chữ "hướng" ở đoạn dưới. Thầy sẽ viết vào mảnh giấy nhỏ này: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã... Tần". Và khi ngâm câu thất ngôn có sáu chữ ấy lên thì thường phải ngâm: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã... "vòng"... Tần"; Chữ "vòng" đây thay vào chỗ để trống. Bây giờ mới nói đến những chữ "thả" ra. Thí dụ thầy thả năm chữ: cố, tại, vọng, phản và luôn cả cái chữ hướng trong nguyên văn. Thường chỉ thả có năm chữ thôi.
(Nguyễn Tuân, Thả thơ, In trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Tuân, NXB Văn học, 2006)
Qua việc cụ Nghè Móm chọn lọc và ghi lại những câu thơ từ các bài thơ cổ, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì về quá trình tiếp nhận và sáng tạo văn học?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chúng ta đều nhận rõ Văn hóa Thăng Long - Hà Nội và văn hóa xứ Đoài có cùng một gốc văn hóa tâm linh đậm tinh thần Phật giáo, với những dấu ấn từ khởi nguồn của đô thị Thăng Long bởi một triều đại lấy Đạo Phật làm quốc giáo. Và tinh thần Phật giáo đã trải qua các triều đại cho đến tận hôm nay. Minh chứng cho điều này là sự dày đặc các công trình kiến trúc Phật giáo như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc... Cùng với Thăng Long - Hà Nội, xứ Đoài cũng là miền đất của Phật. Nơi đây có số lượng các chùa vào loại nhiều nhất trong cả nước với những di tích vang danh như chùa Đậu, chùa Thầy, chùa Mía, chùa Hương, chùa Tây Phương… Xứ Đoài từ xưa đến nay vẫn là công xưởng sản xuất, hàng hóa để phục vụ Kinh đô, và cũng lấy Kinh đô - Thủ đô làm điểm chung chuyển sản vật của xứ Đoài đi trăm miền. Vì vậy nơi đây được mệnh danh là đất trăm nghề. Với những nghề nhãn nức danh, họ thường xuyên di chuyển ra Kinh đô - Thủ đô để làm ăn, hành nghề. Những nghệ nhân làm ra công trình văn hóa ở chùa Hương, chùa Thầy... cũng chính là người đã ra Hà Nội làm những ngôi chùa của Hà Nội... Mặt khác, những người tài năng sinh ra ở xứ Đoài như Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Ngô Thì Nhậm, Tô Hiệu... họ cũng là người ra làm việc ở Kinh đô, Thủ đô. Tất cả việc đó có ý nghĩa là những người xứ Đoài cùng đã góp phần tạo nên văn hóa Thăng Long - Hà Nội ngày nay. Đây chính là những cơ sở quan trọng để thấy rằng, văn hóa xứ Đoài là sự cộng sinh của các nền văn hóa nông nghiệp cư dân vùng đồng bằng sông nước, miền núi, cộng đồng người Việt và các nhóm tộc người thiểu số di cư trong suốt lịch sử.
Ngày nay, nhờ sự giao lưu, làm giàu và đóng góp quan trọng cho phát triển Thủ đô - Hà Nội làm đầu mối mọi nghề để mưu sinh, xứ Đoài vẫn tiếp tục được kế thừa, chọn lọc và phát triển.
(Phạm Văn Dương, Một vài cảm nhận về văn hóa xứ Đoài trong bối cảnh đô thị hoá, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 12 - 2023)
Đặc trưng nào sau đây thể hiện rõ nhất vai trò đóng góp của xứ Đoài vào sự phát triển văn hóa Thăng Long - Hà Nội?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins và Đại học Stanford (Mỹ) đã báo cáo một tiến bộ đáng kể, huấn luyện robot bằng video để thực hiện các nhiệm vụ phẫu thuật với kỹ năng của các bác sĩ con người. Khi robot học cách bắt chước các hành động từ video, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể giảm bớt việc phải lập trình từng chuyển động riêng lẻ trong quy trình phẫu thuật. Robot đã học cách điều khiển kim, thắt nút và khâu vết thương tự động. Hơn nữa, những robot được huấn luyện này không chỉ dừng lại ở việc bắt chước, mà còn tự sửa chữa những sai sót mà không cần chỉ dẫn, chẳng hạn như nhặt lại kim bị rơi. Các nhà khoa học đã bắt đầu giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, đó là kết hợp tất cả các kỹ năng khác nhau để thực hiện các ca phẫu thuật hoàn chỉnh trên xác động vật. Theo các nhà nghiên cứu, một thế hệ robot tự động hơn có tiềm năng giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng bác sĩ phẫu thuật tại Mỹ. Robot đầu tiên hỗ trợ trong phòng mổ tại Mỹ là PUMA 560, có mặt trong một ca sinh thiết não vào năm 1985. Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật bằng robot có thể tốn kém hơn cho hệ thống y tế mà không mang lại hiệu quả vượt trội so với phẫu thuật truyền thống, nhưng một bài báo năm 2023 trên AMA Journal of Ethics kết luận rằng các bác sĩ phẫu thuật ngày càng có kinh nghiệm hơn khi sử dụng robot, dẫn đến những cải thiện đáng kể. "Trong công việc của chúng tôi, chúng tôi không cố gắng thay thế bác sĩ phẫu thuật. Chúng tôi chỉ muốn giúp công việc của họ dễ dàng hơn", Axel Krieger, phó giáo sư tại Trường Kỹ thuật Whiting thuộc Đại học Johns Hopkins, cho biết.
(Bình Minh, Robot xem video học làm phẫu thuật, Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 1/1/2025)
Dựa trên nội dung văn bản, điều nào sau đây không được đề cập như một yếu tố cần thiết trong quá trình huấn luyện robot phẫu thuật?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Medicine gần đây, các chuyên gia từ Đại học Regensburg (Đức) cho biết đã tìm ra 2 thời điểm vận động tốt nhất trong ngày giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Trước đó, các nhà khoa học đã theo dõi và thu thập mức độ hoạt động thể chất của 86.252 người có độ tuổi từ 42 đến 79, trong đó, 529 trường hợp mắc ung thư đại tràng. Những người tham gia được chia thành 4 nhóm tương ứng với các khung giờ hoạt động gồm: hoạt động liên tục trong ngày, hoạt động vào cuối ngày, hoạt động vào buổi sáng và buổi tối, và hoạt động vào buổi trưa và buổi tối. Sau 5 năm ghi nhận, nhóm nghiên cứu phát hiện khung 8h sáng và 6h tối là 2 thời điểm vận động tốt nhất có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Theo nghiên cứu, những người hoạt động vào cả thời điểm đầu và cuối ngày có nguy cơ mắc ung thư đại tràng thấp hơn 11% so với 3 nhóm còn lại. Con số này ở nhóm người hoạt động cả ngày là 6%. Theo Giáo sư Michael Leitzmann, Trưởng khoa Dịch tễ học và Y học dự phòng, Đại học Regensburg, kiêm trưởng nhóm nghiên cứu, kết quả trên nhấn mạnh vai trò của thời điểm vận động trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. "Chúng tôi đồng ý rằng hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, thời điểm vận động cũng đóng vai trò quan trọng không kém", ông chia sẻ. Giáo sư Leitzmann cũng bày tỏ hy vọng những phát hiện của nhóm có thể giúp định hình công tác điều trị phòng ngừa ung thư trong tương lai.
(Diệu Linh, Nghiên cứu mới: Hai thời điểm vàng tập thể dục giúp giảm nguy cơ ung thư, Báo Dân trí, số ra ngày 12/11/2024)
Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trước đây, các nhà khoa học đưa ra lý do duy nhất khiến giun đất chui lên sau trận mưa lớn là để tránh bị chết đuối trong đất ngập nước. “Điều này không đúng vì giun đất thở bằng da và chúng cần hơi ẩm trong đất thở”, tiến sĩ Chris Lowe thuộc Đại Học Central Lancashire ở Preston, Anh cho biết. “Giun đất không bị chết đuối giống như con người, và chúng hoàn toàn có thể sống vài ngày trong nước ngập”. AccuWeather dẫn lời tiến sĩ Lowe cho rằng, nguyên nhân thực sự khiến giun đất khi chui lên là để di trú tiện lợi hơn. “Khi trời mưa chúng có thể di chuyển trên mặt đất xa hơn so với bình thường. Chúng không thể làm như vậy khi trời khô bởi vì chúng cần độ ẩm”, tiến sĩ Lowe nói. Một giải thích khác cho rằng, những dao động của mưa rơi trên mặt đất nghe giống dao động của dã thú, như chuột chũi. Vì vậy, giun đất thường chui lên mặt đất để chạy trốn chuột chũi. “Mưa có thể tạo ra các dao động trên bề mặt đất giống như dao động mà chuột chũi tạo ra”, giáo sư Josef Gorres của Đại Học Vermont nói. “Tương tự cách giun đất di chuyển ra khỏi tổ khi phát hiện ra dao động của dã thú khác, chúng cũng làm như vậy khi cảm thấy dao động của mưa”. Biết tập tính này của giun đất, con người thường tạo ra nhiều dao động khi khi bắt loài vật này. Để dụ giun ra khỏi tổ, ngư dân dùng tay hoặc cây sắt tạo ra dao động cần thiết. Nghiên cứu mới cho biết, giun đất có thể họp thành bầy đàn để giao tiếp bằng cách chạm vào cơ thể nhau. Nhưng tại sao giun đất phải họp thành bầy đàn là điều vẫn đang được các nhà khoa học tìm hiểu.
(Khám phá ra nguồn gốc của cầu vồng, Theo PT-TH Lâm Đồng, 2024)
Dựa vào đoạn văn, đâu KHÔNG phải là nguyên nhân giun đất chui lên mặt đất sau mưa?