Danh sách câu hỏi
Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang
Cho các nhận định sau:
a) Dung dịch thu được sau khi đun nóng tinh bột với nước có tính keo, nhớt và được gọi là hồ tinh bột.
b) Ở điều kiện thường, cellulose là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước.
c) Tinh bột và cellulose là những polymer tự nhiên, có công thức chung là (C6H10O5)n, tinh bột gồm amylose và amylopectin.
d) Amylose là polymer dạng mạch dài, không nhánh, xoắn lại, được tạo thành từ các đơn vị α-glucose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycoside.
e) Phân tử cellulose được cấu tạo từ nhiều đơn vị β-fructose qua liên kết β-1,4-glycoside và hình thành chuỗi không phân nhánh.
Số nhận định đúng là bao nhiêu?
Đáp án: _______
Cho các phát biểu sau:
(1). Hóa học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi chất, dạng năng lượng đi cùng, ứng dụng của các chất và các hiện tượng.
(2). Xét về thành phần của chất, các chất được chia thành 2 loại chính là đơn chất và hợp chất.
(3). Trong hóa học, đơn chất được chia thành kim loại và phi kim.
(4). Trong hóa học, hợp chất được chia thành hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
(5). C, Si, Cu, Fe là các hợp chất hữu cơ.
Các phát biểu đúng là
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Nhưng khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi vào dệt, lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:
Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.
Thấy vậy, Cám sợ hãi vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó mang tro đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung. Từ đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum sê. Đến mùa, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi.”
(Nguyễn Đổng Chi, Tấm Cám, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Ý nghĩa biểu tượng của quả thị trong đoạn trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.
- Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt."
(Nguyễn Minh Châu, Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Cách kể trong đoạn trích có tác dụng: